10 ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất Sài Gòn
Thành Phố Hồ Chí Minh có rất nhiều ngôi chùa linh thiêng được nhiều người biết đến. Sau đây Thắng cảnh Việt Nam giới thiệu tới mọi người 10 ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Sài Gòn. Thứ tự sau chỉ là để tham khảo không phải xếp theo thứ tự cao thấp nên mọi người đừng tranh cãi về vị trí này nhé.
Chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang tọa lạc trong hẻm số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, P. 2, Q. Tân Bình. Thời gian mở cửa đón du khách thập phương tới chiêm bái từ 6h đến 20h hàng ngày. Bạn có thể thoải mái lựa chọn thời gian phù hợp để khám phá ngôi chùa này. Theo thời gian ngôi chùa ngày nay là một điểm đến không thể bỏ qua của các phật tử cũng như những tín đồ du lịch tâm linh.
Chùa do ông Nguyễn Viết Tạo khởi công xây dựng lần đầu vào năm 1951. Ban đầu chùa có có kiến trúc khá đơn giản và sơ sài nằm trong một khuôn viên nhỏ. Trải qua quá trình lịch sử và chiến tranh. Chùa xuống cấp trầm trọng trong thời gian từ năm 1961 -1999. Năm 1999 chùa được trùng tu, mở rộng toàn diện dưới sự quản lý của BTS Phật Giaó Thành Phố Hồ Chí Minh. Sau trùng tu nâng cấp chùa trở nên khang trang và thu hút như ngày hôm nay.
Bát Bửu Phật Đài – Chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn)
Chùa Phật Cô Đơn Tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, H. Bình Chánh, TP. HCM. Chùa còn có tên gọi Phật Bát Bửu Phật Đài hay là chùa Phật Cô Đơn, nằm cách trung tâm thành phố TP. HCM 23 km về phía Tây Nam. Nơi đây luôn thu hút đông đảo du khách thập phương tới chiêm bái, cúng dường vì nổi tiếng linh thiêng, cầu gì được nấy, nhất là chuyện cầu tình duyên đôi lứa và chuyện cầu tài lộc trúng số để đổi đời…
Với tâm nguyện tôn tạo nên ngôi Tam bảo để làm chỗ nương tựa tâm linh cho đồng bào. Cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường khu đất của mình rộng chừng 30 héc-ta để xây dựng lên ngôi chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng ngày nay, chùa được hoàn thành và an vị Phật vào ngày 12 tháng 7 năm 1956. Tại đây ngay từ thời kì đầu ấy, một nhánh cây bồ-đề đã được chiết từ gốc bồ đề đại thọ ở Benares, Ấn Độ – nơi mà trước kia Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở chúng sinh về gốc tích của đạo thiêng.
Chùa Thanh Tâm bắt đầu xây dựng vào năm 1955, hoàn thành vào năm 1956, chùa Bát Bửu Phật Đài cũng được tôn tạo sau đó, bắt đầu vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Tượng Phật đài có kiến trúc hình bát giác, cao tới 3m. Trên đài, thờ Đức Phật Thích Ca cao 7 mét, nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt xây dựng, cùng với sự tùy tâm cúng hiến của cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền.
Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại địa chỉ số 96 ấp Tân Thới 3, Xã Tân Hiệp, H Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây nổi tiếng với các khóa tu Phật Thất, khóa tu Mùa Hè, khóa tu Sinh Viên, khóa tu Thiếu Nhi.
Chùa Hoằng Pháp được thành lập vào năm 1957 bởi hòa thượng Ngộ Chân Tử trên một cánh rừng. Ngôi chùa ban đầu có chiều ngang 10 m và chiều rộng 18m mái ngói. Mặt tiền chánh điện được xây dựng vào năm 1972 với chiều dài 28m.
Chùa do Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957 trên một cánh rừng chồi. Năm 1959, ngôi chùa tường gạch mái ngói chiều ngang 10m, chiều rộng 18m mới được xây dựng, hướng Tây Bắc. Năm 1972, chùa lại được xây nối thêm mặt tiền chánh điện dài 28m. Trải qua thời gian nơi đây thành địa điểm thu hút các tín đồ đạo phật về đây tu dưỡng học đạo. Nơi đây cũng cưu mang nhiều trẻ em của các gia đình nạn nhân xấu số trong chiến tranh và người gia không nơi nương tựa. Nơi đây được coi là trung tâm văn hóa Phật Giaó lớn nhất Việt Nam.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại mặt tiền số 339 con phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh. Vì nằm ngay mặt tiền con phố lớn của thành phố mang tên Bác nên việc di chuyển tới đây cũng khá dễ dàng và nhiều lựa chọn.
Theo truyền thuyết thì có 2 nhà sư đi truyền đạo từ Bắc vào Nam là nhà sư Thích Thanh Kiếm và Thích Tâm Giác đã tới nơi đây. Sau đó 2 vị này đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 6000m2 với nhiều khu vực và bảo tháp. Được bắt đầu xây dựng từ năm 1964 và trải qua nhiều lần trùng tu và nâng cấp chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc ngay trong khu trung tâm Chợ Lớn, nằm tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh. Khu vực này được xem là khu phố của người hoa rất nổi tiêng ở Việt Nam. Nằm ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi người Hoa Quảng Đông tập trung rất đông.
Chùa được xây dựng bởi cộng đồng người hoa tại khu vực Chợ Lớn vào năm 1760. Ngày nay là quận 5 TP, Hồ Chí Minh. Để tỏ lòng biết ơn đức bà đã phù hộ cho những người đến vùng đất mới này bình yên và an toàn.
Trải dài suốt 262 năm lịch sử, ngôi chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữa được đường nét kiến trúc như thuở ban đầu. Miếu Bà Thiên Hậu được bộ văn hóa thể thao và du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 7/1/1997.
Chùa Pháp Hoa
Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa được Hòa thượng Đạo Hạ Thanh người Quảng Nam thành lập năm 1928, năm Mậu Thìn. Trước đây, chùa chỉ có mái tranh, vách ván, được xây dựng tại vùng thôn quê thuộc ấp Đông Sơn Nhì, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là phường 4, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Wikipedia.
Chùa Pháp Hoa được hòa thượng Đạo Hạ Thanh thành lập vào năm 1928 với kiến trúc ban đầu khá đơn sơ. Trải qua nhiều năm lịch sử với các biến cố thăng trầm cùng với nhu cầu tín ngương tôn giáo ngày càng phát triển.
Chùa được sử sang, trùng tu nhiều lần vào năm 1932, 1965, 1990 và lần cuối cùng là 1993 với kiến trúc và diện mạo như ngày hôm nay. Chùa Pháp Hoa được Sở văn hóa, thể dục thể thao công nhận đây là di tích lịch sử vào năm 2015. Giờ đây chùa trở thành điểm đến du lịch tâm linh được yêu thích ở Sài Gòn.
Phù Châu miếu (Chùa Miếu Nổi)
Phù Châu Miếu hay còn gọi là chùa Miếu Nổi nằm trên một cồn cát giữa sông Vàm Thuật đoạn chảy qua Quận Gò Vấp. Nếu tìm đường tới đây bạn hãy tìm tới địa chỉ 173/36/7B11 đường Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp.
Chùa Miếu Nổi được hình thành từ thế kỷ 18. Theo lời kể lại thì ngày xưa nơi đây có một người đàn ông khi đang đánh bắt cá thì vớt được một xác người phụ nữ ở trên đoạn sông này. Ông đưa thi thể người phụ nữ kia về trôn trên cù lao cát sau đó lập một cái miếu nhỏ để thờ. Ngôi miếu được dựng khá đơn sơ bằng tren cho nhưng những đánh bắt trên sông cầu bình an. Có một thời gian ngôi miếu bị bỏ hoang.
Một người dân tên là Lục Câu đã cải tạo và trùng tu ngôi miếu vào năm 1992 để thờ Ngũ Hành và Long Mẫu. Tới nay qua nhiều lần trùng tu ngôi miếu trở lên khang trang như hiện tại với nhiều nét kiến trúc độc đáo và trở thành điểm đến chiêm bái của người dân Sài Thành.
Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm còn có tên gọi là Tổ Đình Giác Lâm có địa chỉ tại số 565 Lạc Long Quân, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Vì nằm ở con đường trung tâm quận Tân Bình nên bạn có thể tới đây dễ dàng.
Chùa được các cư sĩ đóng góp để bắt đầu xây dựng vào năm 1744 dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có nhiều cái tên được người dân sử dụng như Sơn Can, Cầm Sơn hay Cầm Đệm.
Tới năm 1774 chùa được đổi tên thành Chùa Giác Lâm bởi thiền sư Viên Quang. Và từ đó chùa đã trở thành trung tâm tín ngưỡng phật giáo của nơi đây thu hút rất nhiều phật tử .
Chùa được trùng tu lần đầu vào năm 1798 sau nửa thế kỷ xây dựng. Quy mô được mở rộng hơn mà các hoạt động tôn giáo ngày càng phát triển.
Chùa Kỳ Quang 2
Tọa lạc tại địa chỉ 154/4A Lê Hoàng Phái, Phường 17, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu bạn di chuyển bằng xe máy từ quận 1, bạn đi theo đường Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Lượng. Tại đây có 2 đường đi vào chùa, đường Nguyễn Văn Lượng, phường 17 hoặc đường Lê Hoàng Phái phường 10 đều có thể vào chùa.
Kiến trúc đặc biệt của chùa dựa trên quan niệm của Phật giáo: 9 phương trời, 10 phương Phật. Lối vào cổng chùa không có cửa, thay vào đó là là hai hình tượng Phật đứng và ngồi. Khác với những ngôi chùa khác ở Sài Gòn – Chùa Kỳ Quang 2 là một ngôi chùa được thiết kế, xây dựng: không cột, không tường, không nóc, không đà, không cửa.
Cảnh quan tổng thể của ngôi chùa gồm 18 ngọn núi mô phỏng theo “5 non” (Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng), “7 núi” (Thất Sơn ở An Giang) và 11 hang động. Chùa trên núi là nhờ núi nâng đỡ, tức là Phật pháp luôn hướng về cõi hư không, thanh tịnh; 4 góc chùa có 4 thác nước từ núi đổ xuống như đem đến sự sống cho muôn loài, tạo nên một kì quan độc đáo như chốn bồng lai tiên cảnh. Một điều đặc biệt nữa khiến ngôi chùa này được xếp vào vị trí tâm linh nổi bật nhất nhờ có sự quy tụ những bậc tiền nhân dựng nước là Quốc Tổ Hùng Vương, Mẹ Âu Cơ và Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tất cả các đền thờ và tượng đều làm bằng đá ngọc bích quý với khối lượng lớn.