Chùa Vĩnh Nghiêm – Ngôi chùa có tháp đá cao nhất Miền Nam

Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu ?

Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại mặt tiền số 339 con phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh. Vì nằm ngay mặt tiền con phố lớn của thành phố mang tên Bác nên việc di chuyển tới đây cũng khá dễ dàng và nhiều lựa chọn. Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân các bạn có thể đi theo hướng dẫn của bản đồ Google Maps bên dưới :

Lịch sử hình thành

Theo truyền thuyết thì có 2 nhà sư đi truyền đạo từ Bắc vào Nam là nhà sư Thích Thanh Kiếm và Thích Tâm Giác đã tới nơi đây. Sau đó 2 vị này đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 6000m2 với nhiều khu vực và bảo tháp. Được bắt đầu xây dựng từ năm 1964 và trải qua nhiều lần trùng tu và nâng cấp chùa có diện mạo như ngày hôm nay.

Kiến Trúc chùa Vĩnh Nghiêm

Toàn bộ kiến trúc chùa được mô phỏng theo ngôi chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang. Kiến trúc sư thiết kế là ông Nguyễn Bá Lăng, ông Lê Tấn Chuyên và ông Cổ Văn Hậu. Đây là nơi các phật tử tới tham quan, chiêm bái lễ phật, dâng hương hoặc tới cầu an, cầu phúc, cầu tài.

1.Cổng Tam quan

Chùa Vĩnh Nghiêm

Cổng Tam Quan được xây dựng đồ sộ với kiến trúc truyền thống mái lợp đỏ. Từ cổng bạn có thể nhìn tổng quát ngôi chùa.

2.Điện trung tâm

Điện trung tâm được xây dựng khang trang với 1 lầu và 1 trệt. Ở tầng trệt  có nhà thờ Tổ, văn phòng, giảng đường, thư viện, khu phòng học và khu sinh hoạt của tăng chúng.

Chùa Vĩnh Nghiêm

3.Tháp Quan Thế Âm

Ngay khi bước vào của bạn nhìn bên trái là thấy tháp Quan Thế Âm. Đây là ngôi tháp 7 tầng với chiều cao lên tới hơn 40m. Thuộc một trong những ngôi tháp lớn nhất Việt Nam. Trên đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn, đây là lối kiến trúc có tên gọi là Long Xa và Qùy Châu.

4.Tháp Xá Lợi Cộng đồng

Tháp Xá Lợi Cộng Đồng được xây dựng vào năm 1982 với chiều cao 25m. Đây là nơi đựng tro cốt của người dân gửi vào chùa.

5.Tháp đá Vĩnh Nghiêm

Tháp đá nằm ngay bên tay phải khi bước vào chùa được làm hoàn toàn từ đá trắng nguyên khối. Tháp được xây dựng vào năm 2003 để thờ đại lão hòa thượng Thích Thanh Kiểm.  Đây cũng được coi là tháp đá cao nhất miền Nam.

Hoạt động từ thiện

Chùa Vĩnh Nghiêm thường tổ chức hoạt động từ thiện hướng về đồng bào như:

Mỗi ngày phát 500 suất cơm cho các hoàn cảnh khó khăn, người vô gia cư, hộ nghèo…

Phát quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn với đầy đủ thực phẩm thiết yếu như 10 kg gạo, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước tương…

Khi tham quan khám phá chùa bạn có thể công đức thêm để chùa có thêm nhiều phần quà dành cho các hoàn cảnh khó khăn.

Lưu ý khi tham quan

  • Khi đến chùa bạn hãy hạn chế việc đốt vàng mã để không khí được thoáng đãng.
  • Nếu bạn là du khách đến dâng hương thì nên sắm lễ chay và không mua lễ mặn để cúng.
  • Khi đi lên chùa bạn nhớ rằng chùa là nơi linh thiêng nên cẩn phải chú ý trong việc mặc quần áo thật kín đáo, lịch sử và không bị hở hang.
  • Khi bạn đến chùa thì bạn không nên cười đùa quá to gây ảnh hưởng đến chùa.
  • Khi chụp ảnh thì nên tạo dạng hợp lý, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
  • Một lưu ý khi bạn đi chùa Vĩnh Nghiêm là lúc đi vào cửa bên phải (cửa Giả Quan) và đi ra bằng cửa bên trái (Không quan).
Bài viết liên quan