5 ngôi chùa ở Gò Vấp bạn nên ghé thăm

5 ngôi chùa ở Gò Vấp dưới đây được Thắng cảnh Việt Nam tổng hợp dựa trên mức độ phổ biến trên mạng xã hội cũng như cảnh quan kiến trúc mà bạn nên cân nhắc ghé qua thăm quan chiêm bái

1. Chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh ngự tại số 02, đường Thiên Hộ Dương thuộc quận Gò Vấn, Sài Gòn. Chùa theo hệ phái  Nam Tông. Chùa được xây dựng cách đây đã gần 100 năm, do thượng tọa Thích Bửu Trơn tiếp quản và trở thành vị trụ trì đầu tiên của chùa và chùa đã tồn tại cho tới ngày nay.

Chùa bao gồm chánh điện được bài trí khá đơn giản và trang nghiêm với những pho tượng phật được sắp xếp tinh tế và giản đơn. Ngôi chùa được xây dựng và trang trií ới màu sắc hoa văn nhã nhặn và tinh tế cũng như tôn nên được cái uy nghiêm bề thế của chùa. Màu vàng nhạt cùng hòa với màu sắc của các pho tượng Phật cho nên không gian trong chùa bao giờ trong cũng rất sáng sủa và nhẹ nhàng.
Bên trong chùa còn treo các bức tranh và hoành phi câu đối được điêu khắc vô cùng tinh xảo.

2. Phù Châu miếu (Chùa Miếu Nổi)

Phù Châu Miếu hay còn gọi là chùa Miếu Nổi nằm trên một cồn cát giữa sông Vàm Thuật đoạn chảy qua Quận Gò Vấp. Nếu tìm đường tới đây bạn hãy tìm tới địa chỉ 173/36/7B11 đường Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp.

Chùa Miếu Nổi được hình thành từ thế kỷ 18. Theo lời kể lại thì ngày xưa nơi đây có một người đàn ông khi đang đánh bắt cá thì vớt được một xác người phụ nữ ở trên đoạn sông này. Ông đưa thi thể người phụ nữ kia về trôn trên cù lao cát sau đó lập một cái miếu nhỏ để thờ. Ngôi miếu được dựng khá đơn sơ bằng tren cho nhưng những đánh bắt trên sông cầu bình an. Có một thời gian ngôi miếu bị bỏ hoang.

Một người dân tên là Lục Câu đã  cải tạo và trùng tu ngôi miếu vào năm 1992 để thờ Ngũ Hành và Long Mẫu. Tới nay qua nhiều lần trùng tu ngôi miếu trở lên khang trang như hiện tại với nhiều nét kiến trúc độc đáo và trở thành điểm đến chiêm bái của người dân Sài Thành.

Ngôi chùa nằm trên cù lao cát với khuôn viên rộng hơn 2500m2. Bốn bề được bao quanh bởi dòng sông Vàm Thuật. Bờ phía tây là quận Gò Vấp, bờ phía đông là quận 12. Tổng thể kiến trúc chùa mang nhiều nét pha lẫn giữa kiến trúc người Hoa và Việt Nam. Nhiều tượng rồng được khảm sứ tinh tế. Bên trong chùa chia làm 2 khu vực. Chánh điện ở phía trước và nhà thờ Mẫu ở phía sau. Trước sân thờ các vị bồ tát.

3. Chùa Lá

Chùa Lá – Gò Vấp xây dựng đã hai mươi năm, tại địa chỉ 12/2E, đường Quang Trung, Phường 14, quận Gò Vấp. Năm 2010 chùa Lá – Gò Vấp thành lập Trung tâm Ngoại ngữ và bồi dưỡng văn hóa miễn phí Thiện Nhơn, nhằm giúp các sinh viên nghèo hiếu học của các tỉnh thành trong nước đang theo học đại học, cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh, cũng như các sinh viên nghèo tại địa phương.

Chùa Lá Gò Vấp

Chùa lá là một ngôi chùa cổ tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay không ai còn nhớ chùa được thành lập vào khi nào. Chùa có kiến trúc khá sơ sài so với độ nổi tiếng . Thoạt nhìn khi mới tới nhiều người sẽ ngỡ ngàng và bối rối vì có thể bạn sẽ tượng tượng ra ngôi chùa phải bề thế và khang trang lắm. Nhưng chùa lá lại rất đơn sơ. Nằm triên diện tích khiêm tốn chùa gồm Lầu 1 là khu sinh hoạt của tăng chúng. Lầu 2 là điện thờ Thích Ca Mâu Ni.

4. Chùa Huỳnh Kim

Chùa Huỳnh Kim là ngôi chùa hệ Bắc Tông tọa lạc trong 1 con hẻm 10/6a trên đường Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa được các phật tử địa phương thành lập vào năm 1910. Năm 1962 chùa được tu sửa lần đầu. Năm 1993 chùa tu sửa lần 2 và có diện mạo như ngày nay.  Trụ trì tiền nhiệm là hòa thượng Thích Định Quang. Đại đức Thích Giác Trí trụ trì hiện nay. Trước đây, chùa đặt Phật học viện Huệ Quang và Trường trung, tiểu học Bồ Đề (1974). Ngày nay, chùa có lớp học tình thương, có Hội Tương tế.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm cả tầng trệt và tầng lầu. Ở tầng trệt, chùa thờ ba pho tượng cổ, chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca (tượng cao 1,25m, tòa sen 0,20m). Hai bên thờ tượng Bồ tát Chuẩn Đề (tượng cao 0,75m) và Bồ tát Địa Tạng (tượng cao 0,65m). Ở tầng lầu, tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen ở giữa. Phía trước có thờ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí).

Trên cổng tam quan có những hàng chữ Từ Năng Dữ Lạc và Bi năng bạt khổ. Đây là viết tắt từ câu: “Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc/Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ “. có nghĩa là Lòng thương yêu có khả năng đem đến cho tất cả chúng sanh an vui,/Lòng thương xót có khả năng cứu tất cả chúng sanh thoát khổ. Vì vậy, ngoài lớp học tình thương chùa còn có Hội Tương Tế hỗ trợ cho các gia đình gặp khó khăn khi có tang gia cần sự giúp đỡ..

5. Chùa Kỳ Quang 2

Tọa lạc tại địa chỉ 154/4A Lê Hoàng Phái, Phường 17, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu bạn di chuyển bằng xe máy từ quận 1, bạn đi theo đường Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Lượng. Tại đây có 2 đường đi vào chùa, đường Nguyễn Văn Lượng, phường 17 hoặc đường Lê Hoàng Phái phường 10 đều có thể vào chùa.

Tượng Di Lặc

Kiến trúc đặc biệt của chùa dựa trên quan niệm của Phật giáo: 9 phương trời, 10 phương Phật.  Lối vào cổng chùa không có cửa, thay vào đó là là hai hình tượng Phật đứng và ngồi. Khác với những ngôi chùa khác ở Sài Gòn – Chùa Kỳ Quang 2 là một ngôi chùa được thiết kế, xây dựng: không cột, không tường, không nóc, không đà, không cửa.

sảnh chính Chùa kỳ quang 2

Cảnh quan tổng thể của ngôi chùa gồm 18 ngọn núi mô phỏng theo “5 non” (Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng), “7 núi” (Thất Sơn ở An Giang) và 11 hang động. Chùa trên núi là nhờ núi nâng đỡ, tức là Phật pháp luôn hướng về cõi hư không, thanh tịnh; 4 góc chùa có 4 thác nước từ núi đổ xuống như đem đến sự sống cho muôn loài, tạo nên một kì quan độc đáo như chốn bồng lai tiên cảnh. Một điều đặc biệt nữa khiến ngôi chùa này được xếp vào vị trí tâm linh nổi bật nhất nhờ có sự quy tụ những bậc tiền nhân dựng nước là Quốc Tổ Hùng Vương, Mẹ Âu Cơ và Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tất cả các đền thờ và tượng đều làm bằng đá ngọc bích quý với khối lượng lớn.

Bài viết liên quan