Tốp những ngôi chùa linh thiêng nhất Quận 3
Chùa ở Quận 3 có rất nhiều và rất phát triển. Thắng cảnh Việt Nam xin gửi tới bạn thông tin về một số ngôi chùa tại quận 3 nổi tiếng bạn nên nghé thăm.
Chùa Pháp Hoa
Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa được Hòa thượng Đạo Hạ Thanh người Quảng Nam thành lập năm 1928, năm Mậu Thìn. Trước đây, chùa chỉ có mái tranh, vách ván, được xây dựng tại vùng thôn quê thuộc ấp Đông Sơn Nhì, xã Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, nay là phường 4, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Nay thuộc địa chỉ 870 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Pháp Hoa được hòa thượng Đạo Hạ Thanh thành lập vào năm 1928 với kiến trúc ban đầu khá đơn sơ. Trải qua nhiều năm lịch sử với các biến cố thăng trầm cùng với nhu cầu tín ngương tôn giáo ngày càng phát triển.
Chùa được sử sang, trùng tu nhiều lần vào năm 1932, 1965, 1990 và lần cuối cùng là 1993 với kiến trúc và diện mạo như ngày hôm nay. Chùa Pháp Hoa được Sở văn hóa, thể dục thể thao công nhận đây là di tích lịch sử vào năm 2015. Giờ đây chùa trở thành điểm đến du lịch tâm linh được yêu thích ở Sài Gòn.
Chùa Xá Lợi
Chùa Xá Lợi là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Sài Gòn. Tọa lạc tại địa chỉ số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan thuộc địa bàn phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh. Nằm ngay trung tâm quận 3 sầm uất nhưng chùa cũng có diện tích tới 2500m3.
Chùa Xá Lợi được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 8 năm 1956 dựa trên bản vẽ của kiến trúc sư Đỗ Bá Vinh và kiến trúc sư Trần Văn Đường. Sau 2 năm xây dựng chùa đi vào hoạt động vào tháng 5 năm 1958. Chùa được xây dựng lên với mục đích thờ xá lợi Phật Tổ nên Hòa thượng Khánh An đã đặt tên chùa là chùa Xá Lợi.
Chùa Xá Lợi trở nên nổi tiếng khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối các cuộc đàn áp phật tử của chính quyền Ngô Đình Diệm dưới thời quản lý của Việt Nam Cộng Hòa. Thi hài ông được bà con phật tử hỏa táng tại chùa và thờ tại chùa.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt toàn bộ 250 nhà sư và phá hủy hoàn toàn ngôi chùa.
Chùa ngày nay được xây dựng lại vào năm 1991. Từ năm 1991 tới năm 2001 chùa xây dựng thêm nhiều công trình để có kiến trúc như ngày hôm nay.
Chùa từng là nơi đặt trụ sở chính của Hội Phật Học Việt Nam và trụ sở của Giaó Hội Phật Giaó Việt Nam.
Chùa Kim Cương
Chùa Kim Cương tọa lạc tại địa chỉ 108/61 Trần Quang Diệu, Phường 14, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh. Nằm trong con hẻm nhỏ giữa khu đô thị sầm uất nên diện tích chùa khá bé. Chùa được thành lập vào năm 1956 do hòa thượng Thích Thanh Hạnh sáng lập ra. Chùa theo hệ phái bắc tông. Năm 1991 chùa được trùng tu lại. Trải qua nhiều lần trùng tu nâng cấp chùa có kiến trúc như ngày hôm nay. Sư trụ trị hiện tại là hòa thượng Thích Thanh Chữ.
Chùa Khải Tường
Chùa Khải Tường là một ngôi cổ tự, trước đây tọa lạc trên một gò cao tại ấp Tân Lộc, thuộc Gia Định xưa; nay ở khoảng khu vực Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, số 28, Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đây có thể được kể là ngôi chùa cổ nhất nhì ở vùng đất ấy, nhưng đã bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc.
Chùa bắt đầu được xây dựng vào khoảng năm 1744, khi hai là Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc cùng với một nhà sư khác không rõ danh tính đến đây này lập am bằng các vật liệu tre gỗ, lá để thờ Phật. Vài năm sau thì nhà sư vô danh kia đã tách ra lập am khác, gần với am cũ, để tiện cho việc tu hành.
Đến tận năm 1752, nhà sư vô danh cho tu bổ am lá trước kia thành chùa, đặt tên chùa Khải Tường, với ẩn ý là “mở rộng phước lành cho bá tánh”. Cũng khoảng thời gian đó, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc đã cho tu bổ am lá kia thành chùa và có tên là chùa Từ Ân.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại mặt tiền số 339 con phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh. Theo truyền thuyết thì có 2 nhà sư đi truyền đạo từ Bắc vào Nam là nhà sư Thích Thanh Kiếm và Thích Tâm Giác đã tới nơi đây. Sau đó 2 vị này đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 6000m2 với nhiều khu vực và bảo tháp. Được bắt đầu xây dựng từ năm 1964 và trải qua nhiều lần trùng tu và nâng cấp chùa có diện mạo như ngày hôm nay.