Những ngôi Chùa Khmer nổi tiếng nhất Việt Nam

Chùa Khmer là ngôi chùa của dân tộc Khmer vùng Nam Bộ. Chùa có những đặc điểm kiến trúc và phật giác khá khác biệt với kiến trúc và phật giáo của chùa chiền Bắc Bộ. Trên sự nghiên cứu của Thắng cảnh Việt Nam thì có rất nhiều ngôi chùa Khmer trải dài từ Bắc vào Nam. Vĩ như chùa Khmer ở Cần Thơ, Hà Nội, Trà Vinh, Sài Gòn và chúng ta cùng luận về các ngôi chùa này ngay bây giờ.

1. Chùa Âng

Chùa Âng trong tiếng Khmer là chùa Angkorajaborey nằm bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km. Chùa được dựng vào thế kỷ thứ 10 và trùng tu năm 1842. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Trà Vinh và tiêu biểu cho kiến trúc độc đáo của hệ thống chùa Khmer.


Chùa Âng là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật trang trí sắc sảo của văn hoá Khmer và thiết kế đầy màu sắc của văn hóa Ang Kor. Từ cổng, gò mái, cột chùa đến kiến trúc bên trong, tất cả đều khoác lên mình chiếc áo tượng hình của đầu chim, tiên nữ và thần rắn Naga.

Nếu những cột trụ, tượng chằn, tượng đầu chim mang đến sự mạnh mẽ, uy nghi của một ngôi chùa cổ, thì bạn sẽ tìm thấy nét mềm mại, thân thuộc trong từng mái gò cong vút. Ngoài kiến trúc, chùa Âng mang đến cảm giác yên bình với vài trăm cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cùng không khí trong lành làm say lòng khách thập phương.

2. Chùa Hang 

Chùa Hang, tên chữ Kompông Chrây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nằm bên Quốc lộ 54 thuộc huyện Châu Thành, cách thành phố Trà Vinh 4 km. Gọi là chùa Hang vì cổng chùa được xây giống như một cái hang với chiều rộng, dài, sâu tới 12m. Là ngôi chùa cổ hơn 300 tuổi, chùa Hang có kiến trúc đẹp, nằm giữa khuôn viên hơn 2 ha cây xanh, bao gồm sao, dầu, từ lâu đã là nơi trú ngụ, sinh sôi của hàng nghìn cánh chim các loại. Chính điều này làm nên sự hấp hẫn và nét riêng độc đáo cho ngôi chùa cổ. Cộng hưởng cùng tiếng chim ríu rít bên thềm, khiến khung cảnh tĩnh mịch của cảnh chùa trở nên bình yên, an lạc.

Chùa Hang

Chùa Hang còn nổi tiếng với một xưởng điêu khắc gỗ khổng lồ. Từ những gốc sao thô mộc, qua bàn tay khéo léo của các nhà sư, những bức tượng mang dáng hình muôn thú được tạo nên vô cùng sống động, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Khmer.

3. Chùa Cò

Chùa Cò hay chùa Nodol là một ngôi chùa Khmer cổ và lớn thuộc ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam.Chùa được xây dựng năm 1677 và có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer. Bạn cũng sẽ bắt gặp ở đây hình ảnh những mái chùa uốn cong theo hình đuôi rồng, đỉnh tháp nhọn hình núi Xôme và các tượng thần quen thuộc như thần Riehu, thần bốn mặt Mhabrom, chim thần Kâyno… Ngoài chiêm bái và thưởng ngoạn cảnh chùa, đến đây bạn còn có dịp thưởng ngoạn bức tranh tuyệt đẹp của những cánh cò trắng xóa hòa vào bầu trời xanh biếc bình yên. Văng vẳng đâu đó là tiếng kinh nguyện cầu hòa phối nhịp nhàng trong tiếng chim trời lảnh lót. Cũng vì thế mà cái tên chùa Cò đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân.

Bạn sẽ bắt gặp ở đây đủ loại từ cò trắng, cò quắm, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cò mỏ trắng… đậu từ chánh điện đến các khu sinh hoạt, ăn uống của các nhà sư.

4. Chùa Ràm Vây

Chùa Vàm Rây là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam, tọa lạc tại ấp Vàm Rây, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú. Dù mới được khánh thành nhưng chùa Vàm Rây đã góp phần tạo nên diện mạo đầy mới mẻ và hấp dẫn cho du lịch văn hóa Trà Vinh và hệ thống chùa Khmer Nam Bộ. Đến đây, bạn sẽ choáng ngợp bởi dáng vẻ bề thế và lộng lẫy của ngôi chùa mang đậm chất văn hóa Khmer.
Nhìn từ bên ngoài, chùa Vàm Rây lộng lẫy như một cung điện vàng son với các hoa văn, họa tiết được chạm trổ và điêu khắc tỉ mỉ. Bất cứ nơi đâu bạn cũng sẽ thấy tràn ngập một màu vàng lấp lánh, từ mái vòm, tường, cột trụ cho đến các bức phù điêu, tượng thần 4 mặt. Ngoài kiến trúc, chùa Vàm Ray còn gây ấn tượng với mỗi du khách ghé thăm bởi pho tượng Phật Nhập Niết Bàn dài 54 m. Nếu đi đúng dịp, bạn còn có cơ hội tham gia vào các lễ hội văn hóa Khmer thường xuyên được tổ chức ở chùa như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), dâng bông, dâng phước.

5. Chùa Dơi

Chùa Dơi nức tiếng là ngôi chùa độc nhất thờ Phật Thích Ca của người dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh  Sóc Trăng. Nhưng bây giờ, nơi đây không chỉ có con người đến gửi gắm niềm tin vào phật đạo, mà còn là nơi mái nhà êm ấm của hàng ngàn con dơi ở Sóc Trăng.

Chùa Dơi mang tên ban sơ là Wathsêrâytecho Mahatup trong tiếng Khmer có đồng nghĩa với việc trận chiến chống lại lớn. Nơi đây từng diễn ra một cuộc chiến khốc liệt của trào lưu dân cày nổi dậy chống kẻ cai quản . Sau cuộc chiến đó, nhân dân di tản trở về sinh sống, người dân cho rằng vùng đất đó là đất lành nên xây chùa thờ Phật. Chùa được bắt đầu xây dựng vào năm 1569 dương lịch, do ông Thạch Út đứng ra thành lập.

Đặc điểm kiến trúc của chùa Khmer

Chùa Khmer thường được xây dựng trên một khu đất rộng, bao bọc bởi những hàng cây dầu, cây thốt nốt hay rừng tràm xanh tươi. Tổng thể một ngôi chùa Khmer gồm: cổng chùa, tường rào, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, tăng xá, nhà hội, an xá,… Trong đó, nổi bật và quan trọng nhất là ngôi chính điện được xây dựng ở trung tâm của ngôi chùa.
Ở mỗi ngôi chùa Khmer, chính điện được xây theo hướng Đông – Tây với quan niệm Đức Phật luôn ngự ở phía Tây nhìn về hướng Đông mà ban phúc lộc, cứu độ chúng sinh. Nóc chùa được thiết kế theo một tổng thể hình tam giác cân, mái chùa có ba cấp, mỗi cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau, không có tháp nóc. Ở bốn góc nóc mái chính điện được trang trí hình tượng bốn đuôi rồng uốn lượn tạo cảm giác uyển chuyển, mềm mại cho ngôi chùa.
Mặt tường ngoài của chính điện thường trang trí các phù điêu đắp nổi, thể hiện các hình tượng tiên nữ xinh đẹp, chim thần Krud nâng đỡ mái chùa, chằn Yeak hung dữ, đầu thần Bayon bốn mặt… được lấy từ văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Khmer.
Bên ngoài chính điện là dãy hành lang tạo ra khoảng không gian thoáng mát. Những chú rắn Naga uốn lượn ở hai bên bậc thang hành lang đại diện cho những thế lực tà ác đã bị đức Phật quy phục.

Không gian trong chính điện của chùa Khmer được bài trí khá đơn giản với một bệ thờ theo hình một tòa sen chia thành nhiều cấp và trang trí trau chuốc, cẩn thận để thờ đức Phật bên trên. Tượng Phật Thích Ca được chạm khắc hài hòa với không gian chính điện và có thể tạo dáng ở nhiều tư thế đứng, nằm, ngồi, thể hiện sự đa dạng, phong phú về ý nghĩa đạo đức và vẻ đẹp của Đức Phật.

Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer tạo nên nét độc đáo rất riêng cho ngôi chùa.

Chùa Khmer là trung tâm sinh hoạt của người dân nơi đây và chùa còn là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer. Hiện nay thì các ngôi chùa Khmer đang được xây dựng và tu sửa rất nhiều nhằm mục đích bảo tồn và gìn giữ phong cách kiến trúc độc đáo và những nét riêng biệt của ngôi chùa Nam Bộ.

Bài viết liên quan