Đền Quán Thánh – 1 trong tứ trấn xứ Thăng Long

Đền Quán Thánh thực sự đã rất quen thuộc với mỗi con dân Hà Nội chúng ta, ngôi chùa cổ đã sống và nằm bên hồ Tây đã biết bao năm tháng đằng đẵng như vậy. Ngôi chùa chính là 1 trong 4 đền trấn tại Thành Thăng long, góp phần không nhỏ để bảo vệ quốc thái dân an tại thành cũng như tại Hà Nội ngày nay. Đến với chùa quý bạn có thể cầu khấn cho công việc, cho cuộc sống an nhiên vì ngôi chùa nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng của Hà Nội. Để hiểu rõ hơn thì quý bạn hãy cùng Thắng cảnh Việt Nam điểm qua một số thông tin về chùa Quán Thánh này nhé.

1. Đền Quán Thánh ở đâu?

Đền nhìn ra phía Hồ Tây và nằm tại điểm xuyết ngã 3 thuộc đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội. Chùa Quán Thánh nằm trong 4 trấn tại thủ đô. Chùa cùng với chùa Kim Liên và Trấn Quốc đã vẽ ra một bức tranh cảnh quan đẹp tại nơi đây, nơi cửa ngõ và cũng là cái rốn của thủ đô.

2. Lịch sử Đền Quán Thánh

  • Thời kỳ xây dựng: Nhà Lý
Sau khi nhà vua Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long( nay là Hà Nội) thì ông cho sắc lệnh rước bài vị của Huyền Thiên Trấn Vũ về thờ tự và làm một trong 4 đền trấn bốn cửa ngõ tại thành hoàng Thăng Long.
Đền đã trải qua rất nhiều lần trùng tu và trải qua bao nhiêu năm thăng trầm từ thời nhà Lý, nhà Trần, nhà lê và hiện tại là ngày nay. Qua các niên đại thì chùa Quán Thánh ở Hà Nội được trùng tu và tu sửa lại. Và có thể nói thì ngôi chùa có tổng các kiểu phong cách kiến trúc chùa các thời nhà Lý, Trần và Lê. Để hiểu rõ hơn thì kính mời quý độc giả tới phần kiến trúc Đền Quán Thánh nhé.

3. Kiến trúc Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh ở Hà Nội được xây theo kiểu kiến trúc Trung Hoa và bao gồm các công trình kiến trúc sau:
  • Cổng ngoài: Được xây dựng với 4 cột trụ với 4 con chim phượng hoàng đnag đấu lưng với nhau cùng với con nghê ở trên đỉnh cổng. Hai bên cổng chính là 2 bức bình phong được khắc nổi hình ảnh mãnh hổ hạ sơn hay là hổ xuống núi. Và mặt trước và sau của cột chính là những câu đối đỏ vô cùng nổi bật.

  • Tam quan: Cấu tạo gồm 3 cửa và 2 tầng, phía trên có một quả chuông lớn ( được đúc vào năm 1677) Có thể nói mỗi con dân tại phường Quán Thánh không thể quên tiếng chuông chùa mỗi khi xế chiều. Để vì thế mà tiếng chuông đã đi vào câu ca dao:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
  • Nhà bia: đây là nhà lưu giữ những thời gian trùng tu Đền Quán Thánh
  • Đền thờ liệt sĩ: Nơi đây là nơi tưởng nhớ và treo các bức hình của các anh hùng sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc ta tại quận Quán Thánh. Bên trong có đặt bàn thờ và hai bên được treo 2 cặp câu đối đỏ.

  • Nhà Bái đường: Bên trong nhà chính được đặt pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và 1 bức tượng nhỏ bằng đồng đen và nhân dân nói rằng đây có lẽ là ông Trùm Trọng, ông chính là người thợ đã chỉ huy công việc đức pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ.
Ngoài ra trong chùa còn treo các bức tranh, tác phẩm trên cột và tường chùa cùng với hơn 60 câu hoành phi câu đối.

4. Đền Quán Thánh thờ ai?

Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, Theo sự tích chùa Quán Thánh thì ngài là thần trấn quần ở Phương Bắc đã rất nhiều lần trợ giúp Đại Việt ta xua đuổi quân giặc xâm lược. Ngoài ra thì trong cuốn ghi chép thì ngài còn giúp con dân ở Thăng Long trừ yêu diệt ma, bảo vệ quốc thái dân an.
Ngoài ra chùa còn lưu giữ các bản văn khấn được viết từ xưa, chính vì thế mà quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về văn khấn tại chùa vào các bài sau của chúng tôi. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi ngắm nhìn một số hình ảnh mà chúng tôi tổng hợp được nhé.

Bài viết liên quan