Chùa Trấn Quốc – ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam

Chùa Trấn Quốc ở đâu ?

Chùa Trấn Quốc có vị trí ngay trung tâm Tp Hà Nội. Chùa nằm ngay mặt tiền đường Thanh Niên, 4 phía là hồ Tây và bên kia đường hồ Trúc Bạch. Khu vực này thuận tiện đi tới tất cả các quận ở Hà Nội. Vì chùa nằm ngay trung tâm nên bạn có rất nhiều lựa chọn để đến đây. Để đến chùa bạn có thể di chuyển theo hướng dẫn Google Maps bên dưới.

Lịch sử hình thành

Chùa Trấn Quốc được xây dựng từ vua Lý Nam Đế tại thôn An Hoa, H. Quảng Đức, P. Phụng Thiên. Nằm gần bờ sông Hồng với tên gọi ban đầu “Khai Quốc” . Đến đời của vua Lê Thái Tông , nhà vua cho đổi tên thành chùa An Quốc.

Đến năm 1615, dưới thời Lê Kính Tông, bãi sông Hồng bị lở sát vào chùa, nhân dân và phật tử mới dời chùa tới đảo Kim Ngưu ở Hồ Tây, là địa điểm chùa tồn tại tới ngày nay.

Vào năm 1624, sau khi đã đắp đê Cổ Ngư, người dân làng An Hoa đã xây dựng thêm nhà thiêu hương, thượng điện,  khơi hào xung quanh, mở đường đi lại… Từ đó chùa mới được gọi là chùa Trấn Quốc – năm đó là năm Vĩnh Tộ thứ 10 tức 1628 đời vua Lê Thần Tông.

Có truyền thuyết kể lại rằng chùa này trước kia là một hành cung thời nhà Lý, sau này khi Lý Thường Kiệt chiến thắng châu Khâm – châu Liêm về mới đổi hành cung ấy thành chùa, gọi là chùa Trấn Quốc.

Năm 1844, khi vua Thiệu Trị của nhà Nguyễn đi tuần du ra Bắc, đã đến thăm chùa và đổi tên thànhchùa Trấn Bắc, ngày nay tại nhà treo chuông chùa trên tấm hoành phi vẫn còn hàng chữ Trấn Bắc Tự nhưng cái tên chùa Trấn Quốc đã ghi dấu vào tâm khảm người dân Hà Nội nên nó được gọi tại tới ngày nay.

chùa Trấn Quốc

Dưới thời Pháp thuộc, Viện Viễn Đông Bác Cổ cũng đã dày công nghiên cứu lịch sử và kiến trúc ngôi chùa cổ kính này.  Chùa được xếp hạng là công trình lịch sử số 10 trên toàn xứ Đông Dương. Trải qua hàng trăm năm lịch sử qua nhiều đời vua khác nhau nhưng chùa Trấn Quốc vẫn luôn được bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và ngày nay chùa là 1 trong 12 di tích lớn của đất nước.

Kiến Trúc Chùa

Trải qua bao năm tháng thăng trầm cùng lịch sử nước nhà chùa Trấn Quốc như là một minh chứng cho vẻ đẹp tín ngưỡng văn hóa dân tộc, chùa  gìn giữ đầy đủ những nét đặc trưng nhất của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt,  chùa như một tòa sen khổng lồ nở rộ giữa hồ nước trong xanh, chùa Trấn Quốc không quá lộng lẫy sặc sỡ nhưng toát lên vẻ đẹp uy nghi minh chứng cho sức sống mãnh liệt của người dân sứ An Nam.chùa Trấn Quốc

Ở giữa chùa là Tiền đường được xây dựng theo hướng Tây. Hai bên là dãy hành lang tiếp đến là Thượng Điện và nhà Thiêu Hương. Ở sân trước chùa là một cây bồ để vươn mình tỏa bóng mát cho cả khoảng sân. Cây bồ đề này là cây được chiết từ cây gốc bồ đề Đạo Tràng bên Ấn Độ nơi Đức Phật Thích Ca tu thành chính quả 25 thế kỷ. Cây được đích thân Tổng thống Ấn Độ mang sang tặng riêng cho chùa trong chuyên thăm chính thức vào năm 1959. Ngày nay từ cây bồ đề này đã chiết ra được hơn 300 cây bồ đề đem trồng ở khắp nơi trên cả nước và mang cả ra ngoài đảo Hoàng Sa và trường sa.

Điểm nhấn của chùa Trấn Quốc là vườn tháp cổ nằm ở phía sau chùa. Trong vườn tháp này có rất nhiều ngôi tháp cổ có từ thời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng. Tòa Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen mới được xây dựng vào năm 1998 đã tạo nên điểm nhấn riêng biệt cho du khách khi đến chùa Trấn Quốc. Bảo Tháp Lục Độ Đài Sen  có chiều cao 15 mét, 11 tầng, mỗi tầng có 6 ô cửa, mỗi ô cửa đặt 1 bức tượng Phật A Di Đà được làm hoàn toàn bằng đá quý. Trên đỉnh tháp có Cửu Phẩm Liên Hoa làm hoàn toàn bằng đá quý màu trắng phản chiếu sáng lấp lánh, nhìn từ xa tựa như bông sen trắng đang tỏa ngát hương thơm.chùa Trấn Quốc

 

Những lưu ý khi đến chùa Trấn Quốc

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Bài viết liên quan