Chùa Yên Tử – Ngôi chùa được đức từ đồng nguyên khối

Chùa Yên Tử ở đâu ?

Chùa Yên Tử thuộc Núi Yên Tử nằm trong quần thể danh lam Yên Tử thuộc Thôn Nam Mẫu, Xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này nhé !

Núi Yên tử có chiều dài khoảng 6000 m nếu tính theo đường đi bộ. Có độ cao vào khoảng 1068m so với mặt nước biển. Ngọn núi này thộc dãy núi Đông Triều nằm ở khu vực giáp gianh giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Ngày xưa ngọn núi này còn có tên là Bạch Vân Sơn do trên đỉnh núi quanh năm được bao phủ bởi sương mù. Chùa Yên Tử được coi là nơi bắt đầu của hệ phái Trúc Lâm bây giờ.

Để đến Núi Yên tử bạn có thể di chuyển theo hướng dẫn Google Maps bên dưới:

Lịch sử hình thành

Chùa Yên Tử trở thành nơi giao lưu, trung tâm của phật giáo Việt Nam là từ khi được vua Trần Nhân Tông đến tu hành vào năm 1299. Pháp danh của ngài là Hương Vân Đại Đầu Đà

Loài trúc rất phổ biến trên núi Yên Tử. Do đó nhà vua đã lấy tên là “rừng trúc”–  tức Trúc Lâm, để đặt tên cho dòng Thiền phái  mới của mình.

Trong quá trình tu hành gần 19 năm của mình Vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng rất nhiều ngôi chùa lớn nhỏ để phục vụ cho mục đích truyền đạo. Trong đó có rất nhiều ngôi chùa còn tồn tại và phát triển đến ngày nay như Chùa Quỳnh Lâm, Chùa Phổ Minh, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Đông Triều… và nhiều bộ sách nổi tiếng như , Thạch Thất Mỵ Ngữ, Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục,Tăng Già Toái Sự…

Sau khi Phật Hoàng qua đời , thiền sư Pháp Loa và thiền sư Huyền Quang đã kế nhiệm và tục sự nghiệp phát triển hệ thiền phái Trúc Lâm. Và từ đó chùa Yên Tử đã trở thành trung tâm tư tưởng của hệ Thiền phái Trúc Lâm, đánh dấu một sự phát triển về triết học và tư tưởng phật giáo của Việt Nam trong thế kỷ XIII và XIV.

Kiến Trúc Chùa trên Núi Yên Tử

Tổng diện tích tự nhiên núi Yên Tử vào khoảng 2686 ha. Với 1736 ha là rừng nguyên sinh với nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng Đông Bắc Bộ. Nơi đây còn bảo tồn được nhiều động vật, thực vật được liệt vào sách đỏ. Nằm xen kẽ trong những khu rừng là hệ thống những ngôi chùa, tháp, am. Dọc lối đi dẫn lên chùa được trồng rất nhiều cây tùng. Ở đây hiện tại còn lại khoảng 200 cây tùng cổ thụ có tuổi đời khoảng 700 năm được trồng từ khi thành lập chùa. Rừng Trúc ở đây cũng nổi tiếng không kém gì hàng tùng. Rừng trúc là một phong cảnh độc đéo của rừng Yên Tử.  Cây trúc có sức sống dẻo dai, thân hình mảnh khảnh. Không khí trong rừng trúc trong lành nên có lẽ vì thế mà Phật Hoàng chọn nơi đây làm nơi tu hành.

Khu vực Yên Tử bao gồm một số địa điểm và kiến trúc Phật giáo chính như:

1. Chùa Bí Thượng

Chùa Bí Thượng hay còn có tên gọi là chùa Trình được bắt đầu xây dựng dới thời Hậu Lê. chùa có kiến trúc hình chữ Nhất. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử chùa được tôn tạo nhiều lần. Thời kháng chiến chống pháp ngôi chùa bị phá hủy hoàn toàn. Chùa được xây dựng lại với kiến trúc hình chữ Đinh quay mặt về hướng Tây Nam vào năm 1993. Hệ thống kết cấu khung sườn bằng bê tông, mái lợp ngoái Tây, tường xây gạch. Tiền đường với 3 gian 2 trái nối liền với hậu cung. Hai dãy nhà 2 bên với tổng cộng 18 gian có kiến trúc đơn giản thờ các vị Thập Bát La Hán. Nhà thờ tổ phía sau ngôi chùa chính gồm 5 gian. Hai đầu bít đốc, hệ thống vì kèo kiểu giá chiêng, mái lợp ngói mũi hài.

2. Chùa Suối Tắm

Chùa Suối Tắm được dựng ngay dưới chân núi cạnh bên bờ suối Tắm. Chùa có bố cục kiến trúc theo hình chữ Đinh. Tổng thể ngôi chùa có 3 gian 2 trái. Bốn đàu mái uốn cong hình lưỡi đao, mái được lợp ngói mũi hài. Nhà thờ tổ cũng có kiến trúc tương tự.

3. Chùa Cầm Thực

Chùa Cầm Thực Nằm về bên trái con của đường vào Yên Tử. Ngôi chùa ngày xưa được dựng từ thời Trần, có bố cục kiến trúc kiểu chữ Nhất, bao gồm tất cả gồm 6 gian,đến nay chỉ còn lại nền móng. Chùa mới được xây dựng vào năm 1993 phỏng theo kiến trúc trên những dấu tích còn lại bao gồm chùa chính, nhà mẫu và các công trình phụ trợ.

4. Chùa Lân

Chùa cũ được xây dựng từ thời nhà Trần. Chùa cũ rất lớn với các công trình đồ sộ nhưng trải qua hàng trăm năm lịch sử chùa bị phá hủy chỉ còn lại vài vết tích trên mặt đất. Chùa lân mới được xây dựng lại vào năm 2002 với nhiều hạng mục như Chính điện, lầu trống, nhà tổ, lầu chuông, nhà trưng bày, nhà khách, tam quan, nhà tăng, nhà ni… Ngôi chính điện được xây dựng hình vuông với 2 tầng 8 mái, trên mái lợp ngói vẩy. Nhà tổ ở phía sau chính điện có kiến trúc tương tự, cao hơn tòa chính điện.

5. Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan xưa được xây dựng từ thời Trần. Chùa xuống cấp nghiêm trọng do trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Chùa mới được nhân dân công đức và xây dựng lại vào năm 1994. Bao gồm các hạng mục:  nhà Mẫu, nhà tổ, chùa chính, nhà tu lễ, nhà bếp và các công trình phụ khác. Kiến trúc chùa chính được xây theo hình chữ Đinh. Chùa có 2 gian, 2 trái và một gian hậu cung. Nhà mẫu nằm bên phải của chùa chính có kiến trúc tương tự. Nhà tổ nằm bên trái chùa có kiến trúc hình chữ Nhất.

6. Cụm tháp Hòn Ngọc

Cụm tháp Hòn Ngọc được xây dựng trên một gò đất khá rộng, bằng phẳng, bao gồm ba tháp đá và một tháp gạch. Các tháp đá đều được làm bằng đá gạo, có một tầng, các phiến đá được chế tạo mộng ghép lại với nhau. Bệ tháp được chế tác thót ở giữa, giật cấp ra hai bên.  Thân tháp có một mặt cửa vòm, bên trong của vòm đặt bát hương và bài vị. Mái tháp được chế tác đua ra so với thân tháp, bốn diềm mái vút cong lên. Trên đỉnh tháp được đặt một bình nước cam lồ.

7. Vườn tháp Huệ Quang

Vườn tháp Huệ Quang hiện nay chỉ còn 64 ngọn tháp , 40 tháp trong số đó mới được trùng tu năm 2002, cộng với 11 tháp đá, 13 tháp gạch. Một số ngôi tháp đã bị đổ chỉ còn lại dấu tích. Tháp Tổ của phật Hoàng hay có tên là Tháp Huệ Quang với mặt bằng rộng khoảng 180m2, cao 10m, với 6 tầng, được chế tác lắp ghép từ các phiến đá xanh, được đặt ở vị trí trung tâm của vườn tháp. Tổng thể sân tháp hình vuông,4 phía có tường bao quanh. Nền tháp xây xòe rộng, có hình lục lăng, phía ngoài chạm nổi hình sóng nước. Tầng bệ tháp là đài sen 102 cánh, chạm nổi trang trí hoa văn hoa dây. Bên trong tầng 2 của tháp đặt tượng Phật hoàng cao 62cm, bằng chất liệu đá cẩm thạch nguyên khối, trong tư thế ngồi thiền định, trên mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra bệ tượng.

8. Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên là ngôi chùa được dựng từ thời Lý. Trong quá trình tồn tại hàng trăm năm chùa trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo. Nằm ở trên lưng chừng núi quay mặt về hướng Tây Nam. Chùa bao gồm các công trình: nhà tổ, chùa chính, tả vu, hữu vu, nhà ni, nhà bếp, nhà khách, và các công trình phụ trợ. Chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Công. Các vì kèo được xây dựng theo kiến trúc thượng giá chiêng chồng rường. Nhà tổ được xây dựng theo kiến trúc hình chữ nhất, có ba gian 2 trái đều được lợp ngói mũi hài. 2 dãy nhà tả vu và hữu vu 2 bên. có kiến trúc giống nhau.

9. Am Thiền Định

Am thiền định vốn là một tháp cổ ở trong quần thể chùa Yên Tử. Am được xây dựng riêng một mình ở phí sau chùa Hoa Yên. Am được xây hoàn toàn bằng gạch đỏ có tráng men xanh. bề mặt có nhiều hoa văn trang trí. Ngày nay Am chỉ còn lại dấu vết là một nền móng cũ.

10. Chùa Một mái

Chùa Một Mái được xây dựng trên sườn núi cao. Một nửa chùa được xây dựng ẩn sâu trong hang núi, một nửa nằm bên ngoài và chỉ có 1 mái. Toàn bộ kiến trúc được dựng lên bằng gỗ và lợp ngói ta. Xung quanh bốn bên bưng ván chủa lại 2 cửa sổ có chấn xong tạo độ thoáng và lấy ánh sáng cho không gian trong chùa.

11. Am Thung, Am Dược

Am Thung, Am Dược hiện nay đã bị phá hủy hoàn toàn. Các dấy tích còn lại được các chuyên ra khẳng định Am này được xây bằng đá. Những bằng chứng cho thấy Am Dược có kiến trúc hình chữ Đinh gồm chính điện với 3 gian và một gian hậu cung. Am Thung thì có 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung.

12. Chùa Bảo Sái

Chùa Bảo Sái cũng nằm trên sườn núi và quay lưng về hướng Đông Bắc. Kiến trúc chùa hình chữ đinh gồm 3 gian 2 trái và một gian hậu cung. Ngôi nhà tổ có kiến trúc hình chữ nhất gồm 3 gian được lợp ngói vẩy.

13. Chùa Vân Tiêu

Chùa Vân Tiêu cũng được xây dựng trên sườn núi. Hai bên chùa là 2 dãy núi cao, bao bọc và che chở cho chùa. Bên phải chùa là 1 dòng suối. Tổng thể kiến chúc chùa gồm chùa chính, nhà tăng, nhà bếp, thiêu hương, và các công trình phụ.  Chùa chính được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh.

14. Chùa Đồng

Chùa Đồng

Chùa Đồng được đặt trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử. Chùa được đúc hoàn toàn từ đồng thau. Chùa có kiến trúc hình chữ nhất. Được đúc hoàn toàn từ đồng nên kết cấu của chùa cực kỳ vững chắc. Nhìn từ xa chùa như một bông hoa sen đang nở trên đỉnh núi Yên tử. Chùa quay mặt về phía Tây Nam và có diện tích vào khoảng 20m2. Kiến trúc cùng hoa văn trang trí cũng giống như những ngôi chùa khác khi bốn đầu mái vút cong, lợp ngói mũi hài.

Lễ hội Yên Tử

Lễ hội Yên tử được diễn ra từ ngày mồng 10 tháng giêng cho đến hết tháng 3 theo lịch âm. Vào thời điểm này chùa thu hút rất nhiều khách dịch lịch và phật tử tới chiêm bái, cầu an… Khám phá chùa ngoài chiêm bái lễ phật thì các bạn còn được ngắm cảnh, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Vào ngày khai hội các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống được tổ chức như lễ khai ấn Dấu thiêng Chùa Đồng, lễ dâng hương bái tổ Trúc Lâm.

Kinh Nghiệm đi tham quan Yên Tử

1. Thời gian đi

Nếu có thời gian thì bạn nên đi tham quan vào mùa xuân. Thời gian này chùa có nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc, không khí trong lành mát mẻ dễ chịu. Tuy nhiên nếu không thích ồn ào thì bạn có thể đi chùa vào các thời điểm còn lại.

2. Cáp treo

Tuyến cáp treo Yên Tử

Tuyến cáp treo Yên Tử gồm hai chặng:

  • Chặng 1 từ chùa Giải Oan đến chân Tháp Tổ.
  • Chặng 2 từ phía đông chùa Hoa Viên đến Bảo tượng Phật Hoàng.

Bạn sẽ được thưởng ngoạn trọn vẹn cảnh quan hùng vĩ của núi rừng và mây trời, lướt qua những tán rừng xanh mướt, những thác nước tuyệt đẹp sẽ là trải nghiệm thú vị không thể nào quên.

Cáp treo (Với giá vé tham khảo: 350.000 VNĐ / người / khứ hồi – 200.000 VNĐ / người / 1 chiều – Miễn phí trẻ em dưới 1m2 và người già trên 70 tuổi).

3.Lưu ý

  • Đường lên đỉnh Yên Tử khá dài, bạn nên chia thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giữ sức khỏe.
  • Nếu có ý định leo núi, bạn nên đi giày thể thao êm ái, đặc biệt nên sử dụng các loại giày có chống trơn trượt.
  • Khu vực núi cao khá lạnh và ẩm, nên mang theo áo gió mỏng nhẹ, khăn choàng, găng tay để giữ ấm.
  • Mang theo nước uống để đảm bảo cung cấp đủ nước nếu có ý định khám phá Yên Tử bằng đường bộ.
  • Trên đường đi tránh giẫm lên rễ cây, không nên ngắt cành, bẻ ngọn, không vứt rác bừa bãi.
  • Vào mùa lễ hội, nơi đây rất đông du khách, vậy nên hãy bảo quản cẩn thận đồ đạc của bạn.

4. Đặc sản mùa về làm quà

  • Măng trúc tươi Yên Tử: ở đây mắc trúc là một món đặc sản được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Măng được dùng chế biến nhiều món ăn khác nhau bạn có thể mua về ăn hoặc làm quà.
  • Rượu mơ Yên Tử cũng là một đặc sản của địa phương được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà khi du lịch Yên Tử. Sử dụng rượu gạo truyền thống ngâm cùng mơ tươi trồng tại rừng Yên Tử, rượu mơ xứ này mang một hương vị đặc trưng khiến bao vị khách xứ lạ quyến luyến.
  • Chè Lam Yên Tử là một thức quà vặt đặc biệt, hài hòa vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt của mật, xen lẫn một chút cay nồng của gừng và bùi bùi của lạc.
Bài viết liên quan