Chùa Vạn Phật – Ngôi chùa vạn bức tượng phật

Chùa năm ngay trong khu phố vàng bạc ở đường đường Nghĩa Thục (quận 5), chùa Vạn Phật nằm khuất giữa những dãy nhà cao tầng.Chùa bắt đầu được xây dựng vào năm 1959 do hai vị Hòa thượng là Đức Bổn, Diệu Hoa, với mục đích ban đầu là làm nơi tu học, lễ bái cho Tăng Ni, Phật tử người Hoa ở thành phố HCM và các tỉnh lân cận.

Chùa Vạn Phật ở đâu ?

 

Chùa Vạn Phật tọa lạc tại số 66/14 đường Nghĩa Thục, quận 5, TP Hồ Chí Minh.  Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ gần chợ Hòa Bình. Do đó, diện tích của ngôi chùa không được rộng rãi và thông thoáng như những ngôi chùa bề thế, đồ sộ khác như chùa Ngọc Hoàng,chùa Yên Tử, chùa Bà Châu Đốc,…

Nếu bạn xuất phát từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bạn di chuyển theo đường Lê Lai rồi tiếp tục đi dọc lên đường Nguyễn Trãi. Sau đó bạn rẽ trái vào đường Huỳnh Mẫn Đạt rồi tiếp tục rẽ phải lên Trần Hưng Đạo, đi thêm khoảng 200m. Cuối cùng bạn đi vào đường Nhiêu Tâm, đi thêm 200m rồi rẽ trái vào đường Nghĩa Thục là bạn có thể đến được Chùa Vạn Phật. Nếu bạn di chuyển bằng xe bus thì nên đi tuyến 01, 11, 13. Tuy nhiên, nếu bạn chưa quen đường Sài Gòn, Thắng cảnh Việt Nam khuyến khích bạn nên đi bằng taxi, grab bike hoặc grab car. Nếu đi xe cá nhân bạn có thể di chuyển theo hướng dẫn của Google Maps bên dưới:

Lịch sử hình thành:

Năm 1959 Chùa Vạn Phật được hai vị hòa thượng Trung Hoa là Đức Bổn và Diệu Hoa cho xây dựng. Ban đầu chùa được xây dựng với mục đích làm nơi quy tụ cho các phật tử người Hoa tại Việt Nam, vài cũng là nơi để những người nho giáo sinh hoạt tôn giáo và tu học.

Ở thời điểm mới xây dựng, kiến trúc chùa còn khá đơn sơ và tạm bợ. Nhưng đến năm 1998, chùa được sửa sang, tu bổ và xây dựng lại khang trang hơn với kiến trúc mới gồm 4 lầu và một sân thượng. Vào năm 2008, chùa xây dựng thêm một công trình nữa được gọi là điện Phổ Quang Minh, đây cũng là công trình đánh dấu sự cải tiến lớn nhất về kiến trúc của Chùa Vạn Phật. Tạo nên một góc nhìn mới với vai trò là cái “tâm” là “ điểm nhấn” của ngôi chùa Vạn Phật.

Kiến Trúc Chùa Vạn Phật

Kiến trúc chùa của người Hoa thể hiện rõ ở màu sắc chùa Vạn Phật, từ cổng vòm, các chi tiết hoa văn trên mái ngói đến màu đỏ xuất hiện khắp nơi.

Như tên gọi, chùa có số lượng tượng Phật được xếp kỷ lục tại Việt Nam với 10000 bức tượng được chế tác dưới nhiều phong cách khác nhau. Những bức tượng này được bài trí khắp các tầng, trong đó, hoành tráng nhất là Chánh điện (Đại điện Quang Minh), công trình bao gồm cả tượng nhỏ lẫn tượng lớn như: Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù,…

Điều đặc biệt là đài sen bằng đồng ở dưới chân tượng Phật Thích Ca được chế tác rất công phu, tinh xảo. Trên bức tường của Đại điện là gần 10.000 tượng nhỏ, được sắp đặt cạnh nhau rất ấn tượng, tạo ra sự độc đáo có một không hai của chùa Vạn Phật.

Ngoài tượng Phật, trong ngôi chánh điện còn có thờ tượng Tứ đại Thiên Vương đặt  hướng về bốn phía. Trong truyền thuyết của người dân tộc Hoa, Tứ đại Thiên Vương được xem là những người canh giữ thế giới và Phật pháp.

Tầng 1 của chùa là nơi thờ Thiên thủ Thiên nhãn  Quán Thế Âm Bồ Tát. Hai bên hông Quán Thế Âm Bồ Tát là các bài vị đặt trong tủ kính. Khu vực phía sau là nơi gửi tro cốt của người đã khuất, được người thân gửi lên nhờ nhà chùa hương khói, tụng kinh. Tại khu vực này, nhà chùa đặt một tượng Phật bằng đá cho người dân tới dâng hương, chiêm bái.

Tầng 2 là nơi mà chùa thờ Đức Phật Dược Sư –tên khác là Lưu Ly Quán Như Lai. Hai bên Phật Dược Sư thờ Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu và Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu. 2 bên tường xung quanh trưng bày 18 vị La Hán và rất nhiều kinh phật trong tủ kính.

Tầng 3  là điện thờ chính với không gian nhìn đâu cũng là tượng Phật. Đầu tiên là bức tượng đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở chính giữa ngôi đại điện, ngự bên trên tòa sen ngàn cánh, trong mỗi cánh sen lại có một vị Phật. Hai bên là hai bức tượng Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền. Ở phía trước thờ 5 vị bồ tát:  ở giữa là tượng Đức Phật Thích Ca, hai bên thờ tượng Phật Di Đà, tượng Phật Dược Sư và tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, tượng Địa Tàng. Ngoài ra, quanh ngôi đại điện còn có rất nhiều tượng Phật nhỏ nằm trên vách tường. Đặc biệt, ở trước đại điện có một đại hồng chung, trống cùng với 3 tấm biển đề chữ: Phổ Quang Minh Điện, Diệu Trí Văn Thù và Đại Hạnh Phổ Hiền. Vách bên ngoài đại điện có 26 bức tranh lớn vẽ 18 vị A La Hán, 2 vị Tổ Ca Diếp, A Nan cùng 6 vị Tổ Thiền tông Trung Hoa.

Độc đáo nhất là tầng 4 với chánh điện thờ Phật Thích Ca tọa trên 1.000 cánh sen. Khi nhìn kỹ  ẩn sau 1.000 cánh sen này là 1000 bức tượng Phật nhỏ có màu trắng ngà. Xung quanh đài sen có 4 tượng Tứ đại Thiên Vương nhìn về 4 phía. Hai bên Tứ đại Thiên Vương là Phật Thích Ca, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng.

Toà tháp Vạn Phật xây dựng trên sân thượng vừa là điểm nhấn kiến trúc của chùa, lại có chức năng chan hoà ánh sáng tự nhiên cho tầng chánh điện bên dưới.

Máy xin xăm

Đa phần các chùa nhiều đều xin xăm truyền thống là xóc ống xăm, rồi sau đó cần tới người giải đáp quẻ xăm đó. Tuy nhiên tại ngôi chùa này thì máy xin xăm có thể đưa ra lời giải thích xăm luôn. Chính bởi vì sự độc đáo như vậy nên có rất nhiều du khách tìm tới đây xin xăm bằng máy để dự đoán tương lai bản thân.

Để xin xăm bạn đứng trước máy, chắp tay cầu nguyện, sau đó lấy một đồng xu ở rổ bên cạnh cho vào máy. Lúc này thì cô tiên bên trong sẽ tự bước vào cung lấy quẻ, trong quá trình đó nhạc vang lên rất vui tai và thú vị. Sau đó quẻ sẽ được thả ra bên ngoài như như máy bán hàng nước tự động. Quẻ được gói trong ống nhựa nhỏ màu vàng, bạn cần nhấn nó vào thanh kim loại trên máy để lấy quẻ ra.

Lưu ý khi đi chùa Vạn Phật

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

 

Bài viết liên quan