1. Chùa Đất Sét ở đâu Sóc Trăng?
2. Lịch sử hình thành chùa Đất Sét
Theo lời kể của con cháu dòng họ Ngô, hiện đang trông coi chùa, chùa Bửu Sơn do ông Ngô Kim Tây lập tu tại gia vào đầu thế kỷ XX. Năm 1906, chùa được trùng tu với 24 cột bằng đước lợp lá. Năm 1909, ông Ngô Kim Đính – con ông Ngô Kim Tây – sinh hạ được một người con trai là Ngô Kim Tòng. Thế nhưng, người con trai này càng lớn càng ốm yếu. Đến năm 20 tuổi thì lâm bệnh nặng tưởng không qua khỏi, gia đình chỉ còn cách đưa ông Tòng về chùa để cầu khấn trời Phật, vừa uống thuốc vừa tập ngồi thiền, tĩnh tâm, dần dà ông đã khỏe lại, vì thế ông Tòng quyết tâm đi tu và làm trụ trì chùa.
Năm 1928, trong một lần trùng tu chùa, Ông Ngô Kim Tòng nằm mơ thấy Phật đến chỉ bảo cho ông đi về hướng Tây để lấy đất sét về xây đắp tượng mà thờ. Tỉnh dậy ông quyết làm theo lời Phật dạy. Đầu tiên đất sét lấy về, ông cho phơi thật khô, sau đó bỏ vào cối giã thật nhuyễn, rồi sàng lọc bỏ rễ cây, rễ cỏ, lấy đất mịn trộn với bột nham ô dước tạo thành một hỗn hợp dẻo, thơm để sử dụng nắn tượng Phật và xây chùa. Khi ấy, ông Ngô Kim Tòng chưa hề học qua lớp điêu khắc nào, ông vẫn bắt tay vào tạc tượng.
Năm 1939, ông xây dựng toà tháp Đa Bảo. Cuối năm Canh Thìn 1940, ông xây dựng tháp Bảo Tòa trụ thế chuyển pháp luân. Khi đã hoàn thành việc xây cất chùa và trang trí các tượng Phật, tượng các loài thú trong chùa thì ông bắt đầu lâm bệnh nặng và mất ở tuổi 62. Hiện nay, trong coi chùa là ông Ngô Kim Giảng – em út của ông Tòng, đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn rất minh mẫn, từng được Tổng cục Du lịch Việt Nam tặng “Huy hiệu vì sự nghiệp ngành du lịch Việt Nam”.
3. Kiến trúc chùa Đất Sét ở Sóc Trăng
Chùa hiện nay tọa lạc trên một diện tích khoảng 400 m2. Cổng tam quan được xây kiên cố, lợp ngói. Ngôi chánh điện ngó về hướng Đông. Phần mặt tiền của điện được xây kiến cố bằng vật liệu thời hiện đại, hai cột chính có đắp nổi hình rồng uốn lượn khá tỉnh xảo. Phần còn còn lại của điện chỉ là “cột gỗ, mái tôn”, không lầu và có kết cấu đơn giản. Cả mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột cây. Mỗi cây được ốp bằng đất sét, đắp hình rồng uốn lượn và những hoa văn trang trí khác.
Trong nội điện không rộng, và vì chứa nhiều thứ nên chật chội. Ở đây có trên ngàn tượng pho tượng các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần…và linh thú do ông Ngô Kim Tòng làm ra trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí. Tất cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.
Qua sự sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v… đã nói lên tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa. Và cũng vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý.