Thuyết minh về bảo tàng Buôn Mê Thuột Đak Lak
Bảo tàng Dak Lak là địa điểm không thể không đến khi ghé thăm Đắk Lắk. Nơi đây hằng năm thu hút hàng trăm ghìn du khách ghé thăm quan. Bảo tàng trưng bày các hiện vật lịch sử hình thành cũng như văn hóa dân tộc người Ê Đê cùng các hiện vật cho sự đa dạng sinh học của núi rừng Tây Nguyên. Nếu có dịp ghé qua Buôn Mê Thuột hãy 1 lần ghé thăm bảo tảng để hiểu rõ con người, văn hóa cũng như cuộc sống của người Tây Nguyên.
Bảo tàng Dak Lak ở đâu ?
Bảo tàng tọa lạc tại địa chỉ: 02 Y Ngông – Tp. Buôn Ma Thuột – tỉnh Đắk Lắk. Cách ngã 6 khoảng 300 mét theo quốc lộ 14 hướng về sài gòn.
Bảo tàng Dak Lak và lịch sử hình thành
Bảo tàng Đắk Lắk được thành lập từ năm 1976, đến năm 2008 được tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng mới và khánh thành vào năm 2011 là một sự kiện rất có ý nghĩa trong đời sống văn hóa – xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Kiến trúc bảo tàng Đak Lak
Bảo tàng được xây dựng mới cả về nội dung lẫn hình thức để xứng tầm với lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú, đa dạng của địa phương, với địa danh Buôn Ma Thuột nổi tiếng – thành phố trung tâm khu vực Tây Nguyên.Được thiết kế theo mô phỏng kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê. Với chiều dài 130m, rộng gần 65m, trên 9.200m vuông.Du khách đến với Đắk Lắk bên cạnh tìm hiểu về mảnh đất và con người nơi đây, còn có thể chọn cho mình một món quà đặc sản như cà phê, tiêu, mật ong… hoặc các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Hiện vật trưng bày trong bảo tàng
Trong số hơn 10.000 hiện vật đã sưu tầm, tích lũy kể từ năm 1977 đến nay, có trên 1000 hiện vật được lựa chọn cho trưng bày thường xuyên và tổ chức thành 3 không gian trưng bày chính: Đa dạng sinh học, Văn hóa dân tộc và Lịch sử.Bên cạnh đó, không gian trưng bày Bảo tàng Đắk Lắk còn giới thiệu về tài nguyên rừng của tỉnh khá giàu có, với sự phong phú của nhiều loài động thực vật, có những loài nằm trong sách đỏ . Tại đây, du khách cũng được thấy một vài loài thực vật đặc hữu của vùng Trường Sơn – Tây Nguyên như thủy tùng, thông lá dẹp, thông năm lá. Bên cạnh diện tích rừng tự nhiên, ngành Trồng rừng cũng được chú trọng phát triển nhằm phục vụ nhu cầu lâm sản cũng như điều tiết nguồn nước, hạn chế thiên tai.Theo dõi chúng tôi trên Facebook.