Những ngôi chùa người Hoa tại TP Hồ Chí Minh
Theo thống kê thì thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 500 ngàn người Hoa sinh sống. Chủ yếu tập trung tại quận 5. Nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo rất lớn nên đã có những ngôi chùa rất nổi tiếng và linh thiêng của người hoa. Dưới đây Thắng cảnh Việt Nam giới thiệu tới mọi người những ngôi chùa như thế
1. Chùa Miếu Nổi
hù Châu Miếu hay còn gọi là chùa Miếu Nổi nằm trên một cồn cát giữa sông Vàm Thuật đoạn chảy qua Quận Gò Vấp. Nếu tìm đường tới đây bạn hãy tìm tới địa chỉ 173/36/7B11 đường Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp.
Chùa Miếu Nổi được hình thành từ thế kỷ 18. Theo lời kể lại thì ngày xưa nơi đây có một người đàn ông khi đang đánh bắt cá thì vớt được một xác người phụ nữ ở trên đoạn sông này. Ông đưa thi thể người phụ nữ kia về trôn trên cù lao cát sau đó lập một cái miếu nhỏ để thờ. Ngôi miếu được dựng khá đơn sơ bằng tren cho nhưng những đánh bắt trên sông cầu bình an. Có một thời gian ngôi miếu bị bỏ hoang.
Một người dân tên là Lục Câu đã cải tạo và trùng tu ngôi miếu vào năm 1992 để thờ Ngũ Hành và Long Mẫu. Tới nay qua nhiều lần trùng tu ngôi miếu trở lên khang trang như hiện tại với nhiều nét kiến trúc độc đáo và trở thành điểm đến chiêm bái của người dân Sài Thành.
Ngôi chùa nằm trên cù lao cát với khuôn viên rộng hơn 2500m2. Bốn bề được bao quanh bởi dòng sông Vàm Thuật. Bờ phía tây là quận Gò Vấp, bờ phía đông là quận 12.
Tổng thể kiến trúc chùa mang nhiều nét pha lẫn giữa kiến trúc người Hoa và Việt Nam. Nhiều tượng rồng được khảm sứ tinh tế. Bên trong chùa chia làm 2 khu vực. Chánh điện ở phía trước và nhà thờ Mẫu ở phía sau. Trước sân thờ các vị bồ tát.
2. Miếu Bà Châu Đốc 2
Miếu Bà Châu Đốc 2 hay còn có tên là Miếu Ngũ Hành. Chùa nằm trong con hẻm số 908 Đường Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Xuân, Huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh. Do lối vào chùa khá nhỏ nên nếu có thể bạn nên tới đây bằng phương tiện công cộng vì tìm chỗ để xe khá vất vả. Nếu đi xe buýt thì bạn có thể chọn các tuyến 139, 20, 10, 72.
Chùa Bà Châu Đốc 2 ban đầu là ngôi miếu tạm bợ được xây dựng từ gỗ dừa. Miếu được người dân dựng lên để thờ những người bị chết trôi về vùng ngã ba sông phía trước miếu. Sau này khi nhu cầu cúng bái nhiều nên có một số nhà sư đã tôn tạo nơi đây thành ngôi chùa. Nhưng ngày nay khi đến đây bạn vẫn thấy trên hoành phi để tên là Miếu Ngũ Hành. Sâu khi tôn tạo các nhà sư cũng thành lập Hương hội cho miếu và xin làm một nhánh của chùa chính là chùa Bà Châu Đốc ở An Giang.
Cùng với thời gian và sự lan truyền rằng Chùa Bà Châu Đốc ở An Giang là ngôi chùa linh thiêng bậc nhất để cầu tài, cầu duyên thì nơi đây cũng ngày một trở thành địa điểm được nhiều người ghé tới cầu tài, cầu duyên. Dần dần cái cái Chùa Bà Châu Đốc 2 được người dân dùng để gọi ngôi miếu này.
3. Chùa Ông Bổn
Miếu Nhị Phủ còn có tên là Hội quán Nhị Phủ hay chùa Ông Bổn là một ngôi miếu do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa vào khoảng đầu thế kỷ 18. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Để tới chùa bạn có nhiều cách khác nhau như bắt grap, taxi, xe bus.
Vào cuối thế kỷ 17, nhiều người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến, vì mưu sinh nên đã sang Việt Nam rồi định cư ở vùng Chợ Lớn. Để có nơi thờ cúng, giữ gìn tập tục và gặp gỡ; những người đồng hương ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (nên có tên là Hội quán Nhị phủ), thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã chung góp công sức, tiền của lập nên một ngôi thờ cách nay khoảng 275 năm, tức vào khoảng năm 1730, mà giờ đây có tên là miếu Nhị Phủ.
4. Chùa Vạn Phật
Chùa Vạn Phật tọa lạc tại số 66/14 đường Nghĩa Thục, quận 5, TP Hồ Chí Minh. Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ gần chợ Hòa Bình. Do đó, diện tích của ngôi chùa không được rộng rãi và thông thoáng như những ngôi chùa bề thế, đồ sộ khác như chùa Ngọc Hoàng,chùa Yên Tử, chùa Bà Châu Đốc,…
Năm 1959 Chùa Vạn Phật được hai vị hòa thượng Trung Hoa là Đức Bổn và Diệu Hoa cho xây dựng. Ban đầu chùa được xây dựng với mục đích làm nơi quy tụ cho các phật tử người Hoa tại Việt Nam, vài cũng là nơi để những người nho giáo sinh hoạt tôn giáo và tu học.
Ở thời điểm mới xây dựng, kiến trúc chùa còn khá đơn sơ và tạm bợ. Nhưng đến năm 1998, chùa được sửa sang, tu bổ và xây dựng lại khang trang hơn với kiến trúc mới gồm 4 lầu và một sân thượng. Vào năm 2008, chùa xây dựng thêm một công trình nữa được gọi là điện Phổ Quang Minh, đây cũng là công trình đánh dấu sự cải tiến lớn nhất về kiến trúc của Chùa Vạn Phật. Tạo nên một góc nhìn mới với vai trò là cái “tâm” là “ điểm nhấn” của ngôi chùa Vạn Phật.
5 Chùa Ông
Chùa Ông tọa lạc tại số 676 đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ngay trung tâm quận 5 nên việc di chuyển đến đây tương đối dễ. Du khách có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc phương tiện cá nhân để di chuyển đến chùa Ông tham quan.
Được thành lập từ cách đây gần 300 năm, chùa Ông ngay lúc này mang tên gọi là Nghĩa An Hội Quán bởi vì đấy là hội quán của người Hoa gốc Tiều Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông, .
Chùa Ông thông qua rất nhiều lần trùng tu vào các năm 1866, 1901, 1969, 1983 và mới đây là năm 2010 và đã giữ được những nét cổ kiếng đặc biệt của phong cách thiết kế xưa.
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc ngay trong khu trung tâm Chợ Lớn, nằm tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh. Khu vực này được xem là khu phố của người hoa rất nổi tiêng ở Việt Nam. Nằm ngay bên cạnh chùa là Hội quán Tuệ Thành – nơi người Hoa Quảng Đông tập trung rất đông.
Chùa được xây dựng bởi cộng đồng người hoa tại khu vực Chợ Lớn vào năm 1760. Ngày nay là quận 5 TP, Hồ Chí Minh. Để tỏ lòng biết ơn đức bà đã phù hộ cho những người đến vùng đất mới này bình yên và an toàn.
Trải dài suốt 262 năm lịch sử, ngôi chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữa được đường nét kiến trúc như thuở ban đầu. Miếu Bà Thiên Hậu được bộ văn hóa thể thao và du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 7/1/1997.
6. Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng, hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự) tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau thời gian dài của lịch sử, chùa Ngọc Hoàng tại đường Mai Thị Lựu ngày càng được biết đến. Hiện nay đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Sài Gòn.
Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Sau này, vào năm 1982, ngôi chùa được tiếp quản bởi hòa thượng Thích Vĩnh Khương và chính thức thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984 thì điện được đổi tên thành Phước Hải Tự. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa.