Về Ninh Thuận khám phá kiến trúc tháp Po Rome độc đáo

Tháp Po Rome ở đâu ?

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng 15 km, tháp Po Rome nằm trên ngọn đồi thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu (Ninh Phước). Tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ XVI đầu thế kỷ thứ XVII.

Tháp được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1992. Tháp Po Rome là nơi được đồng bào Chăm thường xuyên tổ chức những lễ hội và ngày tết cổ truyền của dân tộc.

Tháp Po Rome Vị thần xây dựng bằng đá.

Công trình gồm 2 tháp, tháp chính và tháp phụ. tháp Po Rome chính thờ vua Po Rome – một trong những vị vua được người Chăm hóa thần và tháp phụ thờ hoàng hậu.

Mặt chính của tháp quay về hướng Đông, trên cửa chính có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang trí bởi hình tượng thần Siva và hình ngọn lửa. Ở các cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi. Bên trong tháp là tượng vua Po Rome bằng đá cao 1,2m, được tạo từ một linga có 8 tay đặt dưới một cái tán bằng gỗ.

Khám phá lịch sử tháp Po Rome

Pô Rômê – khúc bi ca nơi tháp cổ

Ở làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, trên một ngon đồi cao 50 met, sừng sững ngạo nghễ một tòa tháp cổ Chămpa: tháp Pô Rômê.

Pô Rômê là tên một vị vua Chăm đã được thần hóa, và được thờ trong ngôi tháp này (nên người dân gọi tên tháp theo tên vua). Biên niên sử người Chăm ghi vua Pô Rômê trị vì từ 1627 đến 1651 (thời kỳ này Chămpa đã là phiên thuộc của Việt Nam). Ông vốn là một mục đồng, được vua Mahataha gả con và sau đó lên ngôi vua, nên dân chúng vẫn thường gọi ông là ông vua mục đồng.

Sử Việt không nhắc, nhưng người dân Chăm không quên…

Ít lâu sau, hoàng hậu Bia Út mượn cớ mẹ già ở nước Việt đau ốm phải về thăm. Ít lâu sau nữa, một đoàn quân của chúa Nguyễn theo đường biển tiến đánh Chămpa.

Vua Pô Rômê thua trận và bị bắt nhốt trong cũi sắt. Khi ông chết đi, thi hài được mang về nước hỏa táng theo tập tục.

Nước Chămpa suy sụp dần. Hơn 40 năm sau, năm 1693 Nguyễn Hữu Cảnh đánh bại lực lượng Chămpa cuối cùng. Chúa Nguyễn đổi tên Chiêm Thành Quốc thành Thuận Thành Trấn, sau đó đổi Thuận Thành Trấn thành Bình Thuận Phủ. Chiêm Thành không còn nữa!

Người Chăm vẫn cho rằng hoàng hậu Bia Út – nàng Ngọc Khoa – là một trong những nguyên nhân làm vong quốc và oán hận không nguôi. Còn vua Pô Rômê, không biết hồn thiêng của ông trong ngôi tháp cổ ấy có u uất chăng với cuộc tình oan trái.

Hậu thế đứng bên tháp Po Rome cổ chỉ còn biết bùi ngùi hoài niệm…

Theo dõi chúng tôi trên FacebookTiktok

Bài viết liên quan