Những ngôi Chùa Quan Âm linh thiêng nhất Việt Nam

Chùa Quan Âm Đà Nẵng

Chùa Quan Âm Đà Nẵng được thành lập vào năm 1957, chùa nằm dưới chân núi Kim Sơn – là một trong năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa tọa lạc tại số 48 Sư Vạn Hạnh, P. Hòa Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Bạn có thể tới chùa theo hướng dẫn của Google Maps bên dưới:

Với hệ thống hang động thiên nhiên hùng vĩ , mái chùa một ẩn mình trong hang cốc hoặc cheo leo trên sườn núi hay uy nghiêm tọa lạc bên núi vững vàng. . Phía Đông hướng mặt ra biển xa vời vợi với bãi cát trãi dài. Phía Tây dòng sông lượn khúc, sen lối sen phủ thơm lừng, đồng quê yên ả.

Trong một giấc thần mộng cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn đã thấy Ngài Quán Thế Âm ứng hiện nơi động thiêng, pháp đàn. Từ đó, Hòa thượng đã đi tìm thấy một động đá có tượng Quan Âm hoàn toàn do thiên nhiên tạo nên như trong giấc mơ, Hòa thượng đã thành lập ngôi chùa với tên gọi Quán Thế Âm, cũng vì có sự nhiệm mầu như vậy của Phật Pháp khiến mọi người tôn kính tin yêu.

Một số hình ảnh về chùa Quan Âm Đà Nẵng

Chùa Quan Âm Quận 5 (Hội quán Ôn Lăng)

Chùa Quan Âm quận 5 là ngôi chùa lâu đời do người Hoa xây dựng đã gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của mảnh đất Sài Gòn – Gia Định cũng như miền Nam ngày xưa. Cuối thế kỷ 17, một số thương nhân người Hoa nhóm ngôn ngữ Phước Kiến di cư sang Việt Nam và định cư tại khu Sài Gòn Chợ Lớn. Muốn tới chùa bạn di chuyển theo hướng dẫn của Google Maps bên dưới:

Vì muốn có nơi để quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và  cũng thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, đồng hương của năm huyện: Tấn Giang, Nam An, Huệ An, Đồng An, An Khê thuộc phủ Tuyền Châu, Trung Quốc đã cùng chung tay góp sức để xây dựng nên Hội Quán Ôn Lăng (Phước Kiến)  thờ cúng Thánh Mẫu. Về sau, Hội Quán có thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát nên người dân gọi là Chùa Quan Âm.

Trong cộng đồng người Hoa và người Việt tín ngưỡng cúng bà Thiên Hậu rất phổ biến . Đây là một trong những lễ hội dân gian phổ biến nhất hằng năm kể từ ngày thành lập đến nay ở Sài Gòn.

Ngôi chùa được  bắt đầu xây dựng vào năm 1740 chủ yếu bằng gỗ và đá, xây dựng theo phong cách kiến trúc đền miếu của người Phước Kiến.

Các vật liệu đá, gỗ được chạm khắc tinh xảo, độc đáo, có giá trị lịch sử cũng như văn hóa nhất là về giá trị nghệ thuật kiến trúc đền chùa. Vào tháng 12-2002, Hội Quán Ôn Lăng Phước Kiến được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận đây là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Chùa với kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời, Hội Quán Ôn Lăng (chùa Quan Âm) được xếp vào một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa tại TP.HCM.

Hình ảnh chùa Quan Âm quận 5( hội quán Ôn Lăng)

 

 

 

Bài viết liên quan