Lăng Khải Định ở đâu ?
Lăng Khải Định Tọa lạc trên chân núi Châu Chữ, thuộc xã Thủy Bằng thị xã Hương Thủy, nằm bên ngoài kinh thành Huế. Từ trung tâm thành phố tới đây khoảng 10 km. Địa chỉ chi tiết : Lăng Khải Định, Khải Định, xã Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Nếu đi xe máy hoặc ô tô, bạn chạy thẳng theo hướng quốc lộ 49 là sẽ thấy bảng chỉ dẫn vào lăng. Còn nếu đi xe bus thì đón tuyến xe ở phía Nam đi chợ Đông Ba – chợ Tuần và ngược lại, tuyến này sẽ có trạm dừng dừng tại lăng Khải Định.
Giới thiệu về Lăng Khải Định
Lăng còn có tên gọi khác là Ứng Lăng. có diện tích khiêm tốn hơn nhiều những năng khác nhưng năng phải đình lại mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành quá trình thi công năng mất 10 năm và rất là nhiều công trình công phu tinh xảo do tiêu tốn tiền của và công sức.
Năng lực xây dựng trong thời gian từ năm 1920 tới năm 1931 ít kéo dài qua hai đời vua là vua Khải Định và vua Bảo Đại.Tập hợp rất nhiều nạn nhân và phạm thủ công ngành nghề xây dựng. Để phục vụ cho công trình này rất nhiều vật liệu được nhập khẩu từ nước ngoài như xi măng sắt thép các loại đồ sứ Thủy Tinh của Nhật Bản Trung Quốc. Sự xa hoa của năng khiến bất kỳ ai tới đây Cũng phải trầm trồ thán phục
Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn.
Lăng Khải Định là sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông – Tây, phản ánh sở thích xa hoa của nhà vua lúc sinh thời.
Kiến trúc Lăng Khải Định
Lăng có thể gây choáng ngợp cho du khách tham quan, bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…
Những trụ cổng có hình tháp đó chính là từ kiến trúc Ấn Độ
Các trụ biểu dạng phù đồ mang tính Phật giáo
Hàng rào xung quanh có hình dáng tựa như những cây thánh giá khẳng khiu
Nhà bia cùng với những hàng cột bát giác và vòm cửa được thiết kế theo lối Roman biến thể.
Lăng được xây dựng bằng những vật liệu tân thời như sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise…, được nhà vua cho người sang Pháp nhập về. Toàn bộ nội thất trong 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí bằng những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản…
Sơ đồ Lăng Khải Định
Lăng có diện tích không quá lớn nhưng bố trí kiến trúc khoa học với thế tự núi nhìn sông.Bước vào lăng thứ bạn nhìn thấy đầu tiên là Cổng Tam Quan. Để lên cổng Tam Quan bạn phải vượt qua 37 bậc đá.
Vừa qua cổng Tam Quan lên thêm 29 bậc thang nữa là đến sân bái đính với các tượng quan hầu Lăng Khải Định Và Nghi Môn
Cuối cùng là Cung Thiên Định ở tầng thứ 5. cũng là nơi cao nhất của Lăng. Bên trong cung thiên định có điện Khải thành là nơi đặt thi hài vua Khải định.
Bức tranh Cửu Long Ẩn Vân và câu chuyện ly kỳ về quá trình xây dựng Lăng Khải Định
Trải qua gần một thế kỷ từ khi xây dựng đến nay bức vẽ trên trần lăng vua Khải Định chưa một lần được tô sửa, tuy nhiên bức tranh vẫn còn nguyên như mới. Và bí ẩn hơn khi bức tranh này chưa bao giờ có mạng nhện bám lên cho dù xung quanh điện nhện giăng tơ rất nhiều. Những điều bí ẩn này liệu có nằm ở chất liệu vẽ tranh? Liệu rằng họa sĩ Phan Văn Tánh có pha thêm một chất đặc biệt vào màu vẽ hay không mà nhện lại không bao giờ giăng tơ trên bức vẽ ấy…?
Một trong số những kiến trúc lăng tẩm bậc nhất tại Huế đó là Lăng vua Khải Định (vị vua thứ 12 của triều Nguyễn). Đây là công trình lăng tẩm còn khá nguyên vẹn và có kiến trúc khác biệt. Cho đến nay, Lăng vua Khải Định còn tồn tại nhiều bí ẩn và vô số những câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Xét trong cấu trúc lăng thì cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của lăng. Nét đặc sắc trên 3 tầng nhà của cung Thiên Định đó là bức vẽ “Cửu long ẩn vân” – 9 con rồng ẩn trong mây.
Tương truyền: để vẽ bức tranh trần này, nghệ nhân Cửu Tánh đã phải cho kê một cái giá cao sát trần điện, sau đó miệng ngậm cây cọ cùng hai tay hai chân mỗi chi giữ một cây cọ vẽ cùng một lúc như rồng bay phượng múa. Gặp lúc vua ngự tới xem, tất cả thợ và nghệ nhân đều dừng tay, quỳ làm lễ ra mắt vua, riêng nghệ nhân Cửu Tánh vẫn nằm nguyên trên giá, có lẽ ông đã để hết tâm trạng vào bức vẽ, nên không nghe các được các lời tri hô của quân lính và thái giám kêu ông xuống lạy đức vua. Vua Khải Định đứng xem một lúc, thấy trên 05 cây cọ của nghệ nhân Cửu Tánh đang vẽ như 05 con rồng ẩn hiện sau những đám mây, sinh động hài hoà. Quả là bức hoạ rồng có một không hai. Vua hắng giọng phán: “Cửu Tánh! Nếu như trên đời này có đến hai Cửu Tánh thì Trẫm đã lấy cái đầu ngươi rồi!”
Cũng có tài liệu kể rằng, vua Khải Định còn tức giận hơn khi biết ông Phan Văn Tánh dùng chân để vẽ rồng. Nhà vua vô cùng tức giận đã cho triệu Phan Văn Tánh xuống để hỏi tội. Trước sự phẫn nộ của Khải Định, Phan Văn Tánh có giải thích rằng, khi vua đến ông đang vẽ mắt rồng, nếu dừng việc vẽ lại thì mắt rồng sẽ không có hồn, từ đó mất đi sự uy nghiêm của rồng. Còn lí do mà ông dùng chân để vẽ rồng vì vẽ những bức tranh trên trần nhà bằng tay thì khoảng cách từ tay đến mắt rất gần, mà muốn nhìn độ đậm nhạt một cách hoàn hảo của một bức tranh có quy mô lớn như vậy thì phải vẽ bằng chân, phải nhìn từ xa mới thấy rõ…!
Theo dõi chúng tôi trên Facebook. Tiktok