Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng

Giới thiệu Khu lưu niệm chủ Tịch Tôn Đức Thắng

Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng có tổng diện tích hơn 3.000 mét vuông tọa lạc tại cù lao Ông Hổ xã Mỹ Hòa Hưng nhưng thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang. đây là di tích được công nhận di tích lịch sử năm 1984 và di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Từ thành phố Long Xuyên chúng ta mất khoảng 15 phút để di chuyển nên đến Mỹ Hòa Hưng.

Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng
Từ lâu nơi đây là điểm dừng chân quen thuộc của du khách mỗi khi ghé An Giang. Xung quanh được bao phủ bởi cây cối không khí trong lành những gì bạn cảm nhận được khi tới đây. Tới thăm bảo tàng thằng bạn được Tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của chủ tịch Tôn Đức Thắng ảnh từ thời ấu Thơ ở quê nhà. cho tới khi hoạt động cách mạng cũng như những năm cuối đời.

Không gian khu lưu niệm Tôn Đức Thắng
Bước vào khu lưu niệm một không gian yên bình mở ra theo con đường trải nhựa dài thẳng tắp rợp bóng cây xanh. Đi tiếp vài trăm mét lưỡng là tới khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng. Khu di tích này rộng khoảng 3.102m2, nằm trong một tổng thể không gian cảnh quan thoáng mát như bao nhiêu làng quê Nam Bộ, bao gồm các hạng mục:

– Công trình Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Bác Tôn, gồm 07 hạng mục:
+ Nhà làm việc của Bác Tôn;
+ Chiếc Ca nô: mang tên Giải phóng, đây là chiếc ca nô mà Bác Tôn Đức Thắng đã điều khiển, đưa một số đồng chí trong Ban lãnh đạo Đảng và cán bộ cách mạng bị tù Côn Đảo trở về, chấm dứt 15 năm Bác Tôn bị tù đày tại địa ngục Côn Đảo;
+ Máy bay YAK-40 số 452: đã đưa Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn ngày 11/5/1975 để dự lễ mít tinh kỷ niệm 30/4/1975;


+ Tàu Giang cảnh: là phương tiện đưa Bác Tôn từ Long Xuyên về thăm quê nhà cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tháng 10 năm 1975;


+ Nhà trưng bày các tác phẩm điêu khắc: gồm 23 tác phẩm điêu khắc, bằng gốc cây lâu năm, chủ đề về Bác Tôn và quê hương Mỹ Hòa Hưng.

– Ngôi nhà sàn: do ông Tôn Văn Đề, thân sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, dựng năm 1887, trên nền đất hương hỏa dòng họ Tôn. Năm 1888, Bác Tôn sinh ra tại ngôi nhà này và sống ở đây suốt thời niên thiếu đến khi rời quê lên Sài Gòn học nghề (năm 1906).


Đây là một kiến trúc vững chắc nhưng hết sức mộc mạc, giản dị, ít chạm trổ cầu kỳ, theo kiểu nhà Nam bộ. Trong ngôi nhà này vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật gốc như: 2 tấm ảnh bán thân của song thân Bác Tôn, một bộ ngựa gõ mà Bác Tôn thường nằm lúc còn niên thiếu, một tủ thờ cẩn ốc xà cừ, các tấm liễn đối cẩn ốc, một tấm ảnh Bác Tôn chụp năm 18 tuổi, một tấm ảnh Bác Tôn chụp ở chiến khu Việt Bắc – lúc Bác đang làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt, gửi về tặng gia đình, phía sau tấm ảnh có ghi những dòng chữ “Kính biếu mẹ già và mấy em, ngày 24-7-1951”, dưới dòng chữ có chữ ký của Bác.

– Vườn cây: gồm các loại cây, hoa trái tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ như: mai, tre xanh, vú sữa, xoài…
Khu mộ chí: nằm trong khu vực vườn cây ăn quả, có diện tích nền 110m2, thẳng phía sau nhà sàn, là nơi an nghỉ cuối cùng của hai thân sinh và vợ chồng người em trai thứ tư của Bác Tôn là bác Tôn Đức Nhung.

– Công trình Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Bác Tôn, gồm 03 hạng mục:
+ Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng;
+ Nhà trưng bày: giới thiệu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn;
+ Quảng trường: nằm bên bờ sông Hậu, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, mít tinh. lễ hội….

Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đền thờ Bác Tôn xây dựng hoành tráng trên khuôn viên rộng 1.600 mét vuông, toạ lạc trên nền cao lót bằng đá granit với ba bậc cấp, bốn phía đều có lối vào. Mái hai cấp, lợp ngói đỏ, nóc có tượng lưỡng long tranh châu, trông uy nghi giữa không gian rộng thoáng đãng. Trong đền, chính diện là các bao lam thành vọng chạm trỗ công phu, sắc sảo với các hoạ tiết hình hoa mai, hoa sen, hoa cúc, dây lá và cây tre; phía trên chạm hình rồng chầu cuốn thư khắc tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Phía trong là tượng đồng bán thân của Bác Tôn đặt trên bục cao có chạm khắc hoa văn rất đẹp.

Theo dõi chúng tôi trên Facebook

Bài viết liên quan