Khám phá Phu Văn Lâu công trình kiến trúc phát hiện trên tờ 50.000₫

Phu Văn Lâu

Có lẽ nhiều người đã quá quen thuộc với hình ảnh này trên tờ tiền 50.000 nhưng không phải ai cũng biết rõ về công trình này

Khẩu súng thần công

Phu Văn Lâu ở đâu ?

Phu Văn Lâu là một tòa lầu nằm trên trục chính của Hoàng thành Huế. Từ Kỳ đài nhìn ra sông Hương có hai công trình kiến trúc tô điểm cho bộ mặt của Kinh thành Huế. Một trong hai công trình ấy là Phu Văn lâu (phu: trưng bày, văn: văn thư, lâu: lầu) – Cái lầu trưng bày văn thư của triều đình. Công trình được xây dựng vào năm thi 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi và hổ. Năm 1830, nhà vua này lại tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình.

Phu Văn Lâu

Kiến trúc Phu Văn Lâu

Đây là ngôi nhà hai tầng, quay mặt về hướng nam. Dưới thời vua Minh Mạng, triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ “khuynh cái hạ mã”, nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ và xuống ngựa. Từ năm 1821, sau khi truyền lô, danh sách các khoa danh tiến sĩ được đem niêm yết tại đây. Vì tính cách long trọng như vậy nên hai bên lầu có hai bia đá “khuynh cái hạ mã” nhắc nhở tất cả mọi người đi ngang qua Phu Văn lâu phải “nghiêng nón xuống ngựa” để tỏ lòng kính cẩn.

Công trình trên tờ tiền

Hai bên mặt trước có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau. Phía trước mặt là một tiểu đình nằm kề bên sông Hương gọi là Nghinh Lương Ðình. Ðây là nơi dùng để các vua tắm sông, hóng gió, ngắm cảnh. Nơi này tuy đã được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cốt cách đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.

Theo dõi chúng tôi trên Facebook

Bài viết liên quan