Hội quán Phúc Kiến chùa Ông Vĩnh Long – cội nguồn tâm linh
Chùa Ông ở đâu ?
Chùa Ông Vinh Long còn gọi là Hội Quán Phúc Kiến hoặc Thất Phủ Miếu, hay Vĩnh An Cung tọa lạc ở số 22, đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc phường 5, thành phố Vĩnh Long. Người dân nơi đây thường hay gọi thân mật hơn là “chùa Ông” nhưng đúng ra tên chính thức chính là Thất Phủ Miếu vì có tổng cộng 7 phủ của người gốc Hoa đang xuất hiện tại đây là: Ninh Ba, Phước Châu, Chương Châu, Truyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu và Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) trực thuộc các tỉnh Trực Lệ, Phước Kiến và Quảng Đông. Bạn có thể tới địa Chùa ông theo chỉ đường Google masp dưới đây:
Lịch sử hình thành Chùa Ông Vĩnh Long
Hội quán Phúc Kiến chùa Ông Vĩnh Long xuất hiện từ thời Nguyễn. Dựa vào những ghi chép lịch sử của người xưa, tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên sang nước ta lánh nạn. Nhà Nguyễn thời ấy cho phép họ lập hội Thất Phủ, hiểu nôm na giống như những hội đồng hương hiện nay nhưng họ thường sống chung với nhau. Do địa hình thuận lợi đường thủy lẫn đường bộ nên người Hoa chọn nơi này đặt Hội quán giao tiếp và sinh sống.
Đến thời Pháp, người Hoa tới đây sinh sống làm ăn ngày càng đông nên việc tái thiết nơi này lấy tên mới là “Vĩnh An cung” để làm Hội quán mới của bang là một điều cần thiết đã được thực hiện, Như vậy chùa Ông hiện nay chỉ thuộc bang của người Trung Hoa Phúc Kiến. Đây là công trình tâm linh mang âm hưởng của văn hóa Trung Hoa đặc biệt là những tỉnh miền nam với sự tham gia của nhiều nghệ nhân và nhà xây dựng.
Kiến trúc Chùa Ông Vĩnh Long
Chùa Ông làm theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Phía trước là Tiên Đường, phía sau là phần chính điện và hai bên là Đông Sương và Tây Sương. Diện tích khá rộng rãi được bao bọc bởi những tường gạch đỏ mang âm hưởng văn hóa Trung Hoa. Tuy các khu vực chính nằm xa nhau nhưng có thể thông hành qua lại nhờ các nhà nối, gọi là “hà cầu” là những cây cầu bắc qua ao sen.
Chùa Ông lợp ngói âm dương, được phong tô kỹ lưỡng. Châm mái ngói được viền bằng những lớp gạch màu xanh vô cùng đặc biệt. Các rìa mái uốn cong trạm trổ rồng phương vô cùng thú vị. Chùa Ông xây dựng theo kiểu cung đình, có năm cửa cái. Các vách cửa thì đều được sơn những vị thần giữ cửa trông coi nơi này. Mặt tiền, cửa vào là ba khuôn cửa lớn, hai bên vuông góc là hai khuôn cửa hẹp hơn. Những họa tiết được trang trí chủ yếu bằng xanh sứ hay các lọai đá xanh, nằm hai bên từ phía ngoài cổng đi vào đã cảm nhận được sự cân đối khi bạn thăm quan nơi đây.
Trong miếu có ba bàn thờ chính, bàn thờ giữa là khánh thờ Quan Thánh Đế Quân, Quan Bình Thái Tử, Châu Xương Tướng quân. Khánh thờ bên tả thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Khánh thờ bên hữu thờ Phước Đức Chánh Thần. Trong vách không có tượng ngựa xích thố và Mã đầu Tướng quân của Quan Công. Tất cả những chi tiết bên trong chùa Ông từ cột, bảng, xiên, trính, các con kê đều được làm một cách tỉ mỉ, công phu bởi gỗ tốt, trạm trổ đẹp và sơn son thếp vàng, giàu bản sắc Trung Hoa.
Lễ hội hằng năm
Hàng năm, tại chùa có những ngày vía như ngày vía bà, vía Phước Đức Chánh Thần, tam Nguyên, Tứ Quý; nổi bật nhất là ngày vía Ông (13 tháng Giêng và 13 tháng năm), ngày Tất niên (15 tháng 12), có hàng nghìn người đến chiêm bái, chẳng những đã thu hút bà con người Hoa, mà còn khách du lịch Vĩnh Long đến tham quan chiêm bái.
Với những giá trị của chùa, Chùa Ông của Vĩnh Long đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa truyền thống cấp quốc gia ngày 25/01/1994 trở thành điểm đến chọn lựa văn hóa truyền thống lịch sử, nghệ thuật đáng chú ý mà khách du lịch không thể không ghé khi về Vĩnh Long.
Lưu ý khi đi chùa:
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.