Cù lao Ông Chưởng – Điểm dừng chân nhiều ký ức

Cù lao Ông Chưởng ở đâu ?

Cù lao còn được gọi với cái tên là Rạch Ông Chưởng là một vùng đất rộng lớn được bao bọc bởi 4 con sông. Thuộc địa bàn 5 xã Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ và Long Giang của Huyện Chợ Mới, An Giang. Cùng Thắng Cảnh Việt Nam khám phá những điều thú vị về vùng đất này nhé.

Lịch sử hình thành cù lao Ông Chưởng

Cù lao Ông Chưởng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Chợ Mới ngày nay. Đây là vùng đất được khai phá đầu tiên trong tỉnh An Giang. Năm Canh Thìn – 1700, tháng 4, sau khi đánh dẹp loạn Nặc Thu, trên đường trở về Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh dừng chân ở Châu Sao Mộc (nay là cù lao Ông Chưởng), mở ra cơ hội cho lưu dân người Việt khai phá, định cư, lập làng, tiến tới xác lập chủ quyền trên thực tế ở vùng đất này.

Cù lao Ông Chưởng

Trước đây, rạch Ông Chưởng được người xưa gọi là rạch Cây Sao bởi chảy cạnh bên cồn Cây Sao. Đến khi Khâm sai Chưởng binh lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đến khai thác vùng đất này vào khoảng năm 1700 và có công dẹp yên Cao Miên, người dân nhớ công đức mà lập miếu thờ và đổi tên là rạch Ông Chưởng.

Cù lao Ông Chưởng

Cù lao Ông Chưởng – Chợ Mới là vùng đất giàu truyền thống: yêu nước, cách mạng, cần cù, sáng tạo. Qua các thời kỳ lịch sử, những truyền thống tốt đẹp ấy được giữ gìn, phát huy trong các thế hệ, góp phần làm nên những kỳ tích đầy tự hào trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương.

Cù lao Ông Chưởng

Cù lao Ông Chưởng ngày nay

Nhờ niềm tin son sắt ấy, Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ Mới đã chiến đấu và chiến thắng ngay trong lòng địch. Chợ Mới là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh, nhưng là địa phương giải phóng sau cùng ở miền Nam. Điều đó càng nhắc nhở cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên “chiếc nôi cách mạng” về một thời ác liệt, không ít đau thương nhưng vô cùng vẻ vang, đầy tự hào.

Men theo bờ sông Tiền, du khách có thể ghé thăm làng nghề mộc chợ Thủ. Được mệnh danh là “Đệ nhất nghề mộc và chạm khắc gỗ vùng Tây Nam bộ”, làng mộc Chợ Thủ đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm với những sản phẩm vang danh, được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng.

Vùng đất cù lao Ông Chưởng không chỉ nổi tiếng với những làng nghề, mà với sự cần cù, nông dân còn trồng các loại lúa, rau củ, cây ăn trái. Mô hình trồng dâu của người dân tại ấp Mỹ Thuận (thị trấn Mỹ Luông) vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa là một địa điểm “check-in” cho giới trẻ có những giây phút “sống ảo” hấp dẫn.

Theo dõi chúng tôi trên Facebook để cập nhật thông tin du lịch mới nhất

Bài viết liên quan