Chùa Từ Vân Khánh Hòa – ngôi chùa làm từ vỏ ốc

Đến với chùa Từ Vân thì quý độc giả sẽ được bước vào một thế giới đại dương trên cạn chính vì ngôi chùa này được làm chủ yếu từ vỏ ốc và san hô. Quả thật là kiến trúc của ngôi chùa này cũng vô cùng đặc biệt giống như kiến trúc của chùa Đất Sét thì chùa này được làm từ vỏ ốc và san hô còn chùa Đất Sét lại được làm từ Đất sét. Để hiểu rõ hơn thì kính cẩn mời quý độc giả cùng độc bài viết thuyết minh về chùa Từ Vân sau đây của chúng tôi.

1. Chùa Từ Vân Ở Đâu?

Ngôi chùa này còn có tên gọi khác là chùa Ốc hay còn có tên gọi thông dụng khác là chùa San Hô. Ngôi chùa ngự tại số 388 đường 3-4,Phường Cam Linh, trung tâm của thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Để tới chùa bạn tham khảo hướng dẫn Google Maps bên dưới:

2. Lịch sử hình thành chùa Từ Vân

Chùa Từ Vân được xây dựng từ năm 1968, trải qua những biến cố lịch sử của đất nước trong những năm tháng chiến tranh, chùa Từ Vân không chỉ là chốn tu hành thanh tịnh của các nhà sư, mà đã trở thành những danh lam thắng cảnh, thu hút đông đảo phật tử và các bạn tham quan đến từ nhiều vùng miền của đất nước.


Chùa Từ Vân tọa lạc tại số 9 đường Trần Nhật Duật, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa do Tổ khai sơn – cố Đại lão HT.Thích Nhơn Trực (1886-1987) kiến lập.
Tổ khai sơn chùa Từ Vân húy thượng Như hạ Chất, tự Tâm Phát, hiệu Nhơn Trực, thuộc đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài thế danh Võ Phương, sinh năm 1890 tại Gò Dưa, Phước Hải nay là phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngài là đệ tử của Tổ Phước Tường, húy thượng Thanh hạ Chánh, tự Quảng Đạt, hiệu Phước Tường. Dòng Lâm Tế Liễu Quán đời thứ 41, ngài là đồng sư với Bồ tát Thích Quảng Đức- Hòa thượng Thích Nhơn Tri, húy thượng Thị hạ Thủy, tự Hạnh pháp.
Ngài khai sơn sáng lập chùa Từ Vân năm 1952, tại số 9 Trần Nhật Duật, phường Phước Tiến, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trên một vùng đất rộng mênh mông giữa lòng thành phố biển, đáp ứng với nhu cầu chiêm bái của đồng bào Phật tử vùng đất mới (Xóm Mới). Ngày xưa, lúc mới xây dựng chùa, nơi đây là một bãi cát bao bọc từ đường Trần Nhật Duật giáp với đường Nguyễn Trãi và vòng qua đường Phù Đổng thành một vòng cung ranh giới giữa hai phường Phước Tiến và Phước Hòa.

3. Kiến trúc chùa Từ Vân

Ngay từ khi bước chân vào cổng chùa, bạn đã có thể cảm nhận không gian thanh tịnh chốn thiền tu khi trước mặt là con thuyền Bát Nhã bằng ốc cao 3 tầng dài 10 m, chở đầy tam bảo (kinh, luật, luận) của Phật. Bên phải chùa là cảnh Phật Đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật chuyển pháp luân và Phật nhập niết bàn, bên trái là điện Quan âm.
Ấn tượng nhất với du khách là tháp Bảo Tích cao 39 m được ghi nhận là cao nhất Việt Nam. Tháp có cấu trúc cầu kỳ với 49 tiểu tháp hình chóp ở bên ngoài, trong mỗi tiểu tháp có một tượng Phật nghìn tay, nghìn mắt; trên đỉnh mỗi tiểu tháp lại có một bảo tháp nhỏ. Cứ thế hàng trăm pho tượng Phật lớn nhỏ được sắp xếp tỉ mỉ trên tòa tháp này.

Tháp Bảo Tích có 8 cửa tượng trưng cho “Bát chánh đạo”. Bên trong có 2 tầng, trên thờ Phật, dưới để các bạn có thể dừng chân chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ đậm phong vị biển khơi của tòa tháp. Không chỉ bên ngoài, các đường nét, hoa văn uyển chuyển ở bên trong tháp cũng được kết bằng vỏ sò, ốc, trai, điệp đầy tinh tế và khéo léo. Mái vòm của tháp hình nón còn được khảm hoa văn bằng vỏ ốc nhiều màu. Với kiến trúc hai tầng hình chóp nhọn, vươn mình lên nền trời xanh biếc, tháp Bảo Tích như tòa lâu đài lộng lẫy giữa đại dương.
Đồ sộ, uy nghi là vậy nhưng bạn sẽ còn phải trầm trồ kinh ngạc khi biết rằng, tháp được thiết kế và xây dựng toàn từ óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của các nhà sư trong chùa. Để tạo nên kiệt tác độc nhất vô nhị ấy, các nhà sư đã phải mất 5 năm thực hiện, kể từ năm 1995. Trải qua thời gian và mưa nắng, những viên đá san hô và vỏ ốc ở đây đã nhuốm màu thời gian, tạo cho tháp một dáng vẻ xù xì nhưng cổ kính và rất đỗi yên bình.
Ngoài tháp, hành trình xuống “18 tầng địa ngục” là trải nghiệm rất thú vị ở chùa Ốc. Đường xuống “địa ngục” tuy chỉ dài khoảng 500 m, nhưng vẫn được xây dựng rất kỳ công từ đá san hô, vỏ ốc, bên ngoài bao bọc hình rồng bắt mắt. Do xuyên xuống lòng đất sâu, nên lối đi ở đây tối, nhỏ hẹp, khúc khuỷu quanh co.

Nhưng dường như điều này chẳng thể cản được bước chân của những người ưa khám phá. Với cây nến hoặc đèn pin trong tay, bạn có thể thử cảm giác “rơi xuống 18 tầng địa ngục”. Dọc lối đi là 12 tấm bảng ghi lại tội ác của trần gian và hình phạt nơi cửa ngục, giống như lời khuyên răn con người sống hướng thiện, nhân từ. Sẽ đôi lúc bạn bị giật mình vì cảnh “tra tấn rùng rợn” thoáng ẩn hiện ra trong ánh sáng lập lòe.
Vượt hết “18 tầng địa ngục” và đi qua chiếc cầu Nại Hà, theo thuyết nhà Phật là bạn đã kết thúc mọi đau khổ và trở lại trần gian, bằng cửa ra là miệng của một con rồng lớn. Tuy chỉ là quan niệm nhưng bạn sẽ cảm thấy lòng lắng lại, như đã giũ bỏ được mọi ưu phiền và đón nhận cuộc sống tươi đẹp xung quanh.
Theo con đường rộng thoáng sau miệng rồng, du khách đến với “thiên đường” đầy ánh sáng của “Bát Nhã hoa viên”. Ở đây, những hàng cây cổ thụ, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, cùng các tượng sinh vật biển, thú rừng, núi ngũ hành làm bằng vỏ ốc… đã tạo nên một không gian yên bình khoáng đạt đến mê hồn.

Hãy đến với chùa Từ Vân Cam Ranh Khánh Hòa , để cùng lặng nhìn không gian đến thoát tục, để nghe tiếng gió biển rì rào trong những vỏ ốc. Hãy đến với chùa Từ vân để cùng khám phá con đường Âm Phủ độc nhất vô nhị tại Việt Nam. Còn chần chừ gì nữa mà không tạo cho mình một chuyến tour du lịch Nha Trang để cùng hòa mình vào thiên nhiên và cũng ngắm nhìn vãn cảnh về cảnh quan tại nơi đây. Sau cùng thì Thắng cảnh Việt Nam xin được cảm ơn quý độc giả trong thời gian qua đã đồng hành với chúng tôi, để cùng nghiên cứu về những ngôi chùa tại Việt Nam.

Bài viết liên quan