Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa đầu tiên của xưa Huế & là đầu tiên của xứ đàng trong, là biểu tượng gắn liền với đất Cố đô bao đời nay, cũng là một trong những địa danh nổi tiếng đã đi vào Thi ca. Đây không chỉ là nơi yên tĩnh, là điểm đến linh thiêng cho các tín đồ Phật tử từ khắp mọi miền mà tới chùa Thiên Mụ, bạn sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, sự bình yên bên dòng sông Hương thơ mộng và hiểu hơn về câu chuyện bí ẩn đằng sau nó.
Mục lục
Biểu tượng Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ Huế được xem là biểu tượng tôn giáo, tâm linh và sở hữu khung cảnh nên thơ trữ tình nên đây được xem là ngôi chùa đẹp nhất trong khu vực xứ đàng trong. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ nằm ngay trên đồi Hà Khê, đường Nguyễn Phúc Nguyên, phường Kim Long, TP-Huế.
Lịch sử hình thành Chùa Thiên Mụ
Theo nhiều tài liệu ghi lại rằng thời chúa Nguyễn Hoàng vào Trấn thủ xứ Thuận Hoá-Huế, đã đích thân đi xem xét địa thế để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ đồ, sự nghiệp của dòng họ Nguyễn. Trong một lần cưỡi ngựa dọc sông Hương, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ tên là Hà Khê. Nhận thấy nó giống như một con rồng đang quay đầu nên năm 1601, chúa đã cho xây trên đồi một ngôi chùa hướng ra mặt sông và đặt tên là Thiên Mụ.
Năm 1862, vì rất mong mỏi có con nối dõi tông đường, vua Tự Đức đã đổi tên thành Linh Mụ vì sợ Thiên (nghĩa là trời) phạm đến trời. Mãi cho đến năm 1869, vị vua thứ 4 của triều Nguyễn này mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Tuy nhiên ngày nay, người ta vẫn gọi với cả hai cái tên mỗi lần nhắc đến chùa.
Cảnh quan Chùa Thiên Mụ
Huế còn khiến bao du khách phải luyến lưu bởi vẻ đẹp bình yên khác biệt. Nhìn từ xa, ngôi chùa hiện lên với hình dáng như một con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng một tòa tháp cổ hướng đầu ra dòng sông Hương. Đặt chân đến đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc giữa chốn tiên cảnh và đắm mình trong không gian cổ kính. Xung quanh được bao phủ bởi những cây thông, cây cảnh, ao sen,.. mang đến một cảm giác bình yên khó tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
Không gian cảnh quan chùa
Chùa Thiên Mụ Huế đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng quy mô, trở thành ngôi chùa gây ấn tượng mạnh về kiểu kiến trúc. Đến chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều quần thể bề thế bên trong như Tháp Phước Duyên, Điện Đại Hùng, Điện Quan Thế Âm, cổng Tam Quan, tháp Chuông, tháp bia kí,… Toàn bộ các công trình này đều nằm trên ngọn đồi hình chữ nhật hướng Bắc – Nam. Bao bọc xung quanh là bức tường đá vô cùng vững chãi.
Tháp Phước Duyên hay còn gọi là Phước Duyên Bửu Tháp được xây dựng vào năm 1844 có hình bát giáo cao 7 tầng, dưới lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi tầng thờ một đức Phật khác nhau, tương truyền, mỗi tầng đều thờ một pho tượng bằng vàng rồng, nhưng đã bị đánh cắp, hiện nay chỉ còn sót lại một pho tượng & được di chuyển đến chánh điện “Đại Hùng Bảo Điện”.
Nằm cuối khuôn viên chùa là khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu (Đệ tam tăng thống), vị sư chủ trì nổi tiếng dành cả cuộc đời cho những hoạt động ích đạo. Ở đây cũng có ngôi tháp cao 7 tầng nhưng quy mô nhỏ hơn tháp Phước Duyên, xung quanh là rừng thông xanh bát ngát.
Chánh điện của chùa, nơi thờ Tam Thánh & phật Di Lạc, vị Phật có đôi tai rất lớn như để lắng nghe nổi khổ cực của chúng sinh và có chiếc bụng to khoan dung cho những lỗi lầm của dân. Điện có kiến trúc kiểu Trùng thiền điệp ốc được phục chế vào năm 1959, các cột kèo đổ bằng bê tông, bên ngoài phủ một lớp sơn giả gỗ. Ngoài ra trong điện còn có chiếc chuông đồng hình nhật nguyệt và bức hoành phi trên cao khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề.
Sau lưng điện Đại Hùng là điện Địa Tang và điện Quan Thế Âm. Điện Địa Tạng xây trên nền điện Di Lạc được chạm trổ nhiều hình ảnh với kiến trúc độc đáo. Còn điện Quan Thế Âm nằm giữa rừng cây, trang trí giản dị hơn. Tuy không có hoa văn nhưng vẫn gợi lên không khí trang nghiêm. Bên trong chính điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng với vẻ mặt dịu dàng ngồi trên đài sen, phía trên là bức hoàng phi Quán Âm Điện.
Bên cạnh đó, chiếc xe bất tử Austin trong vườn hoa chùa Thiên Mụ cũng rất đang để chiêm ngưỡng. Chiếc xe là di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức – vị hòa thượng đã tự thêu mình vào ngày 11/6/1963 bên chiếc xe để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến giờ, chiếc xe vẫn ở đó chỉ có điều đã khá cũ, màu sơn nhạt dần.
Ngôi chùa này còn có một chiếc Đại Hồng Chung được đúc vào thời chúa Nguyễn Phúc Chu (năm 1710) đã được nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia. Còn một điển tích khác nữa đó là. Tương truyền Đôi trai gái đang yêu nhau mà đến chùa thì về sau sẽ “Chia tay” đến nay lời nguyền đó vẫn chưa được giải đáp vì chưa ai giám thử…!
Trải qua hơn 400 năm ngôi chùa vẫn uy nghi sừng sững, soi bóng xuống dòng Sông Hương êm đềm, vẫn trường tồn cùng sự thăng trầm của vùng đất cố đô Huế…!