Chùa Linh Phước – Ngôi chùa làm từ ve chai và 11 kỷ lục Việt Nam

Chùa Linh Phước ở đâu ?

Chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước nằm tại số 120 đường Tự Phước, thuộc khu dân cư Trại Mát, cách thành phố Đà Lạt 8km. Chùa Linh Phước còn có tên gọi là Chùa Ve Chai, bởi toàn bộ chùa được xây xựng chế tác từ sành – sứ, Chùa được sử dụng rất nhiều mảnh sành sứ ghép lại với nhau thành một công trình khổng lồ với nhiều màu sắc từ và hoa văn sinh động.

Để đến chùa mình sẽ hướng dẫn các bạn bắt đầu từ thành phố Đà Lạt. Từ chợ Đà Lạt => qua cầu ông Đạo đi tiếp Trần Quốc Toản => rẽ vào Hồ Tùng Mậu => rẽ vào Trần Hưng Đạo => rẽ vào Hùng Vương => đi tiếp Quốc Lộ 20 xuống hết con dốc Trại Mát, đi thêm khoảng 800m nữa nhìn sang bên phải sẽ thấy bức tranh hình tượng Phật Di Lạc. Đi vào 70m nữa là tới chùa. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển theo hướng dẫn của Google Maps bên dưới:

Cùng Thắng cảnh Việt Nam tìm hiểu kiến trúc độc đáo của chùa ở bài viết này nhé.

Lịch sử hình thành:

Chùa Linh Phước

Vàoăm 1949, chùa Linh Phước  bắt đầu được khởi công xây dựng  với sự đóng góp tiền của, công sức do các tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên – Huế. Sau 3 năm xây dựng, đến năm 1952 chùa khánh thành công trình xây dựng. Năm 1990  Đại Đức Thích Tâm Vị đã cho tu sửa chỉnh trang lại toàn bộ kiến trúc chùa. Xây mới một số công trình làm chùa nổi bật hơn và được biết điến nhiều như bây giờ.

Kiến Trúc chùa Linh Phước

Chùa  có tổng diện tích là 6.666,84 m2, với kiến trúc độc đáo khảm sành – sứ hoàn toàn, rất nhiều những hạng mục kiến trúc đặc sắc, độc đáo khiến cho chùa trở thành ngôi chùa đẹp nhất Lâm Đồng, cũng từ những công trình đó chùa đạt được vô số các kỷ lục Việt Nam.  Nét độc đáo của chùa chính là nghệ thuật khảm sành sứ, hay các hạng mục kiến trúc quy mô và những pho tượng Phật có quy mô ấn tượng.

1. Long Hoa Viên:

Long Hoa viên nổi bật với công trình có hình con rồng dài 49m được ghép thành từ hơn 12.000 vỏ chai bia. Phía trước sân có một tòa Linh Tháp 7 tầng, cao 37m,đây cũng được cho là tháp chuông khảm sành – sứ cao nhất Việt Nam, đây là nơi thờ các tượng phật quý. Tháp được trang trí rất nhiều hoa văn rồng phượng, tứ quý, bát âm, điển tích tứ thời, bát bửu… Bên trong Linh Tháp treo một chiếc chuông nặng 8.500kg  và được xem là chuông nặng nhất nước ta. Trên chuông có rất nhiều mảnh giấy được dán lên. Đây là những lời nguyện cầu của bà con phật tử, chư khách thập phương bày tỏ với thần linh.

2. Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát:

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 18m, được chế tác từ  650 nghìn bông hoa bất tử, người ta ước tính tổng cân nặng của hoa khoảng 1.630 kg. Tổng thể  bức tượng có khối lượngvào khoảng 3 tấn, được đặt ngay ngắn,, thu hút trong chánh điện.

3. Chính điện:

Chính điện có Tiền Đàn Bảo Tháp được chạm khắc họa tiết hình rồng rất tỉ mỉ, tinh xảo. Nổi bật nhất hai hàng cột rồng được khảm sành, khảm sứ công phu và tinh tế. Bên trên những cột là những hoa văn khảm sành mô tả quá trình Đức Phật Thích Ca từ khi sinh ra đến khi nhập niết bàn. Phía trên là những bức tranh về Kinh Pháp Hoa, kinh A Di Đà, và Quán Vô Lượng Thọ . Tổ đường thờ Bồ Đề Đạt Ma, bức phù điêu Thập mục ngưu đồ  và Thập bát La Hán.

4. Điện Quán Thế Âm:

Phía trong Điện Quán Thế Âm có pho tượng Quán Thế Âm hoàn toàn bằng bê tông, cao 17m, bên ngoài được sơn son thếp vàng cùng với hơn 300 tượng khác xếp xung quanh.

5. 18 tầng địa ngục:

Trong chùa còn có một căn hầm với chiều dài 300m bên trong được bài trí như 18 tầng địa ngục. Công trình này lấy cảm hứng từ câu truyện Mục Liên Tìm Mẹ. Mỗi tầng địa ngục là 1 bức tranh sống động về luật nhân quả báo ứng và tấm lóng hiếu thảo của Bồ Tát Mục Kiền Liên

6. Khu nội viện:

Khu nội viện Nằm ở bên phải chùa có các công trình.  Nhà Tăng có tất cả 3 tầng, tầng trên cùng là Tịnh Đường. Tầng giữa và tầng trệt là nơi ở của tăng chúng. Ở chính giữa ngôi nhà là một phòng khách lớn và thư viện của chùa. Trước sân  là tháp mộ của cố Hòa Thượng Thượng Quan Hạ Lý.

7. Tượng sáp

Ngoài các công trình khảm sứ chùa còn có một số tượng sáp không khác gì người thật. Nhưng bức tượng này được chế tác hoàn toàn từ sáp. Những bức tượng sáp trong tư thế các vị sư ngồi thiền, mỗi bức lại có một khôn mặt khác nhau. Trong đó có một bức tượng được tạo giống vị đại lão hòa thượng của chùa. Bức tượng này mô tả hòa thượng Minh Hạ Đức khi còn sống. Những bức tượng sáp này do những nghệ nhân Thái Lan tạo nên.

8. Tháp Đại Hồng Chung

Phía trước sân có một tòa Linh Tháp 7 tầng, cao 37m,đây cũng được cho là tháp chuông khảm sành – sứ cao nhất Việt Nam, đây là nơi thờ các tượng phật quý. Tháp được trang trí rất nhiều hoa văn rồng phượng, tứ quý, bát âm, điển tích tứ thời, bát bửu… Bên trong Linh Tháp treo một chiếc chuông nặng 8.500kg  và được xem là chuông nặng nhất nước ta. Trên chuông có rất nhiều mảnh giấy được dán lên. Đây là những lời nguyện cầu của bà con phật tử, chư khách thập phương bày tỏ với thần linh.

Lưu ý khi đi chùa

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình
Bài viết liên quan