Chùa Láng – Ngôi chùa còn nguyên vẹn kiến trúc cổ

Chùa Láng ở đâu ?

Chùa Láng ngày nay nằm tại địa chỉ số 116P đường Chùa Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa. Địa danh này trước đây là làng Trại An Lãng, tổng Hạ, H. Vĩnh Thuận, Phủ Hoài Đức. Nằm cách trung tâm thành phố 15 phút đi đường. Từ đầu đường Chùa Láng đi vào gần 1km là bạn có thể thấy ngay ngôi chùa ở phía bên tay trái. Bạn cũng có  thể đến đây theo chỉ dẫn Google Maps bên dưới. Cùng Thắng cảnh Việt Nam tìm hiểu về ngôi chùa này nhé !

Lịch sử hình thành

Chùa Láng có tên chữ là Chiêu Thiền Tự. Cái tên này được giải thích là do có điềm tốt nên đặt tên có chữ đầu là Chiêu.  Đây cũng là nơi sinh ra của thiền sư Từ Đạo Hạnh nên đặt tên có chữ Thiền. Nhưng người dân nơi đã quen gọi là chùa Láng. Ngoài ra nôi đây cũng có tên là chùa Cả.

Chùa được xây dựng trên mảnh đất với địa thế đẹp. Trong khuôn viên có nhiều cây cổ thụ rợp bóng mát, phong cảnh yên tĩnh tôn nghiêm. Từ ngày xưa nơi đây đã được mệnh danh là Đệ Nhất Tùng Lâm.

Chùa Láng

Theo ghi lại tên bia chùa được bắt đầu xây dựng dưới thời vua Lý Anh Tông. Ngoài là nơi thờ phật nơi đây còn là nơi thờ vị thiền sư Từ Đạo Hạnh và vua Lý Thần Tông. Theo tài liệu để lại thì đây là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh ra rồi tu luyện đắc đạo. Ông sang Tây Thiên học được nhiều phép thuật như đạp nước cưỡi mây, kỳ diệu khôn lường. Sau khi đắc đạo ông đầu thai thành con trai của Sùng Hiền Hầu, sau này được truyền ngôi ông lên làm vua chính là vua Lý Thần Tông. Sau này vua Lý Anh Tông lên ngôi đã cho xây dựng ngôi chùa để thờ vua cha.

Trải qua năm tháng lịch sử và các triều đại. Chùa được tu sửa nhiều lần vào năm 1656,1666,1869,1901. Kiến trúc ngôi chùa đã được thay đổi nhiều so với ngày xưa xong chùa vẫn nằm ở vị trí cũ. Ngày nay chùa thu hút rất nhiều phật tử, du khách ghé thăm chiêm bái, lễ phật.

Kiến trúc chùa Láng

Tổng thể khuôn viên chùa khá rộng. Với nhiều kiến trúc được bố trí theo một đường thẳng. Từ bên ngoài đi vào là 3 lần cổng Tam Quan, qua cổng là tới sân chùa được lát Gạch Bát Tràng. Giữa sân có một cái đình bát giác. 2 bên lày dãy nhà Dải Vũ. Kiến trúc chùa xây dựng theo truyền thống ” Nội công ngoại quốc” với Tiền Đường, Trung Đường, Thiêu Hương, Phương Đình, Thượng Điện. Phía sau nhà còn có nhà Khánh, Nhà Chuông, khu thở tổ, thờ Mẫu và khu vườn tháp.

Chùa Láng

Cổng Tam Quan Ngoại có kiến trúc của một Nghi Môn của cung vua dưới thời Lê Trung Hưng với 4 trụ cột to và 3 mái nhỏ, mái giữa cao hơn mái 2 bên. Giữa cổng có một bức hoành phi với tựa Thiền Thiên Khải Khánh bên phải là Tuệ Nhật, bên trái là Từ Vân. Bên dưới có đôi voi phục gác cổng.

Cổng Tam Quan Nội là một nếp nhà ngang 3 gian, được xây dựng kiểu chồng diêm hai tầng 4 mái ngói với không gian thoáng đãng. Trên mái đắp hình mặt trời lửa, ngăn cách giữa mái trên và mái dưới là dòng chữ “Lã Vọng câu cá”. Bộ khung nhà xây dựng kết cấu dạng “Thượng chồng rường giá chiêng, hạ kẻ bẩy”.

Chùa Láng

Phía sau Cổng Tam Quan nội là một con được được lát gạch Bát Tràng cổ dẫn thẳng vào cổng trong cùng. Hai bên xây tường hoa và hai hàng cây hàng trăm năm tuổi tỏa bóng mát. Qua thêm 1 cổng nữa là khoảng sân rộng. 2 bên có 2 dãy nhà dải vũ mỗi dãy có chín gian. Phía trước sân là ngày xưa là một bệ đá to dùng trong các ngày lễ hội. Về sau được người đân địa phương xây dựng lên một chòi bát giác.

Chòi Bát giác còn có tên gọi là Nhà Bảo Cái. Trước ngày lễ hội kiệu thánh được đặt ở đây. Nhà được xây bằng các loại gạch nung cổ, 8 cạnh để trần không trát. Mái được thiết kế theo kiến trúc truyền thống chồng lớp 2 tầng với tổng cộng 16 mái. Đuôi mái uốn lượn như đầu cao cong vút lên trời. Trên đỉnh nóc có trang trí họa tiết 4 con đang múa với nhiều nét uốn lượn mềm mại. Tầng mái trên được trang trí 8 con rồng, được đắp nổi tỷ mỷ sắc nét.

Tòa nhà tiền Đường gồm 9 gian cũng vẫn xây theo kiến trúc truyền thống đầu hồi bít đốc tay ngai. Mái lợp ngói ta theo kiến trúc 2 tầng 4 mái. Các đầu dư, kẻ, con rường được trang trí nhiều hoa văn hình chim phượng, long mã hổ phù…

Chùa Láng

Tòa Trung Đường với chiều rộng tương đương với Tiền Đường. Hai tòa nhà này nối với nhau qua Phương Đình được xây kiểu 4 mái đao cong. Các hoa văn họa tiết cũng được trang trí giống với Tiền Đường.

Đi tiếp vào phí trong là 2 dãy nhà dọc có tên là Thiêu Hương. Có kiến trúc tương tự Tiền Đường và Trung Đường.

Nằm song song với Trung đường là Thượng Điện. Hai dãy hành lang nối với khu nhà tổ là nơi đặt bức tượng của 18 vị La Hán. Phía sau chùa còn nhiều công trình khác như Nhà Khánh, Nhà Chuông, Khu nhà tổ phí sau khá rộng. Nơi dây ngoài thờ Tổ còn thờ Mẫu. Sau chùa lệch về phí bên phải là khu vườn tháp. Đây là nơi an nghỉ có các đời trụ trì chùa.

Chùa Láng thờ ai ?

Đặc trưng cùa ngôi chùa Tiền Phật Hậu Thánh là trong chùa thờ nhiều nhân vị thần thánh khác nhau. Chùa Láng thờ Tam Thế Phật, A Di Đà, Quan Âm Chuẩn Đề, Ngọc Hoàng – Kim Đồng – Ngọc Nữ, An Nan, Tuyết Sơn, Cửu Long,  Ca Diếp, Di Lặc,… Bên cạnh đó chùa còn thờ thêm các thánh Bát Bộ Kim Cương, Tứ Thiên Vương, Khuyến Thiện – Trừng Ác. Ngoài ra nơi đây còn được biết đến là nơi thờ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh và Vua Lý Thần Tông.

Lưu ý khi đi chùa:

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Nội dung tham khảo dongda360

 

Bài viết liên quan