Chùa Khai Nguyên – cùng bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Khai Nguyên ở đâu ?

Chùa Khai Nguyên còn có tên gọi khác là chùa Tản Viên hay tên đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Đây là một ngôi chùa với quy mô vô cùng bề thế với bức tượng phật A Di Đà được cho là lớn nhất Đông Nam Á. Cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này nhé.

Chùa Khai Nguyên

Chùa tọa lạc tại Thôn Tây Ninh, Xã Sơn Đông, Thị xã Sơn Tây cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km. Có nhiều cách để tới đây nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân du khách có thể di chuyển theo chỉ dẫn của Google Maps bên dưới.

Lịch sử hình thành

Chùa được bắt đầu xây sựng vào thời nhà Lý khoảng nửa đầu thế kỷ thứ XI. Trải qua quá trình lịch sử và tàn phá của chiến tranh. Chùa được di chuyển đi nhiều vị trí khác nhau. Năm 2003 chùa được các phật tử từ khắp nơi quyên góp trùng tu lại với quy mô lớn. Chùa hiện nay được xây dựng và tôn tạo ở vị trí sơ khai với nhiều nét hoài cổ được giữ lại.

Chùa Khai Nguyên

 

Kiến trúc chùa Khai Nguyên:

Sau hơn 20 năm xây dựng mặc dù chưa hoàn thành nhưng ngày nay kiến trúc chùa đã trở nên đồ sộ hoành tráng với nhiều nét kiến trúc được kiến trúc sư định hướng kim cổ giao hòa. Vẫn kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Không gian thờ được bố trí tiền Phật hậu Tổ. Phía sau là các công trình như tăng đường, 2 dãy nhà tả vu, hữu vu, gác chuông, gác trống và tháp Báo Ân. Trong khuôn viên chùa có một hồ nước vuông vức nước xanh như ngọc quanh năm. Trên hồ có một lầu nhỏ mô phỏng theo chùa Một Cột. Bên trong thờ Địa Tang vương Bồ Tát. Bên trong còn có một bộ kinh địa tạng.

Chùa Khai Nguyên

Ấn tượng chùa Khai Nguyên

Bức tượng phật Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á

Điểm ấn tượng nhất của ngôi chùa chính là bức tượng phật A Di Đà được cho là lớn nhất Đông Nam Á với chiều cao lên tới 72 m. toàn bộ diện tích đặt bệ tượng lên tới 1200m2. Bức tượng được khởi công từ năm 2015 và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Toàn bộ kiến trúc bức tượng được các nghệ nhân hoàn thành tỉ mỷ, tinh sảo, sắc nét. Tượng phật A Di Đà ngồi tụng kinh hướng về phía người dân phổ độ chúng sinh. Toàn bộ phần bệ đế là một kiến trúc bông sen khổng lồ với 56 cánh chia thành 3 tầng.

Chùa Khai Nguyên

Phía trước chùa là một hồ nước lớn hình chữ nhật, quanh năm nước xanh như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng hình dáng chùa Một Cột. Đây là gian thờ Địa Tạng vương Bồ tát, nơi có bộ kinh Địa tạng quý, thu hút sự quan tâm của nhiều Phật tử.

Gần 2.000 pho tượng

Chùa Khai Nguyên

Bên cạnh bức tượng phật A Di Đà cao 72m thì có có hệ thống tượng Phật gần 2000 pho lớn nhỏ trong Tam Bảo. Đây cũng là một trong những thứ thu hút sự chú ý của du khách cũng như phật tử phương xa tới đây chiêm bái.

Ngoài ra, chùa còn lưu giữ một số di vật có giá trị như: Hai tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 19 (năm 1759) và Gia Long thứ 14 (năm 1815), 1 quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 22 (năm 1870). Đây là nguồn sử liệu quý cho thấy những giá trị văn hóa – lịch sử của chùa Khai Nguyên.

Lưu ý khi đi chùa:

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

 

Bài viết liên quan