Chùa Keo Thái Bình – Ngôi chùa có kết cấu phức tạp nhất Việt Nam

Chùa keo ở đâu ?

Chùa Keo Thái Bình có tên chính thức là “Thần Quang Tự”, nằm ngay bên bờ sông Thái Bình tại làng Keo nay là X. Duy Nhất, H. Vũ Thư, T. Thái Bình. Người dân thường có thói quen gọi ngôi chùa ở Thái Bình là chùa Keo trên, để phân biệt với chùa Keo dưới ở Nam Định.  Cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này nhé !

Để tới chùa các bạn có thể đi theo chỉ dẫn của Google Maps bên dưới:

 

Lịch sử hình thành

 

Theo các tài liệu lịch sử, vào năm Tân Sửu, (năm Gia Khánh thứ 3) tức năm 1061 dới đời Lý Thánh Tông nhà vua cho dựng chùa Nghiêm Quang trên mảnh đất Giao Thuỷ, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay. Tháng 3 năm 1167 đời vua Lý Anh Tông, chùa được đổi tên thành chùa Thần Quang. Năm 1611, một trận lụt lớn cuốn trôi ngôi chùa, người dân ở đây phải di dời đi 2 nơi: một phần dời lên phía Đông Nam – hữu ngạn sông Hồng (nay thuộc làng Hành Thiện, X. Xuân Hồng, H. Xuân Trường, T. Nam Định); một phần dời về phía Đông Bắc – tả ngạn sông Hồng (nay thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa, Xã Duy Nhất, Huyện Vũ Thư, Tỉnh Thái Bình). Sau này vào năm 1611, làng Keo được tách thành hai làng. Hai làng xây dựng lại chùa, theo tên tiếng Nôm  gọi là “chùa Keo”. Để phân biệt, người dân gọi chùa Keo ở Thái Bình là chùa Keo Thái Bình hoặc chùa Keo trên; chùa Keo ở Nam Định là chùa Keo Nam Định hoặc chùa Keo dưới.

Ngoài thờ Phật, chùa Keo Thái Bình  còn là nơi thờ Thánh Dương Không Lộ và những người khác có công dựng chùa (Trịnh Thị Ngọc Lễ, Nguyễn Văn Trụ, Hoàng Nhân Dũng, Lê Hồng Quốc,Trần Thị Ngọc Duyên,).

 

Lê hội chùa Keo Thái Bình

Trước Cách mạng tháng 8, chùa Keo thường mở hội một năm 2 lần. Hội xuân bắt đầu vào ngày mùng 4 tháng Giêng, hội mang tính chất của một hội  về nông nghiệp. Ngoài các nghi lễ , trong hội còn có nhiều trò chơi  như thi thi ném pháo, nấu cơm,  thi bắt vịt. Trong đó, trò chơi thi nấu cơm là hoạt động chính của hội.

Hội thu bắt đầu vào tháng 9 được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15, bắt nguồn hôi từ  ngày sinh 13/9, ngày mất 14/9 của Thánh Dương Không Lộ và một số nghi lễ Phật giáo. Cũng giống như nhiều lễ hội khác, sau Cách mạng tháng Tám lễ hội đã có một thời gian bị gián đoạn. Sau khi dành độc lập khoảng các lễ hội chùa Keo (Thái Bình) đã dần được phục hồi theo như  cũ để phục vụ cho nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng. Tuy nhiên, một số nghi thức và trò chơi trong hội xưa đã được lược bỏ, cải biên để phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Kiến trúc chùa

Chùa Keo  gồm 21 hạng mục lớn, nhỏ với tổng cộng 154 gian. Trải qua trên 300 năm lịch sử, chùa đã được sửa sang, tu bổ nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941, 1957, 2004.  Chùa Keo được coi như là một trong những công trình đẹp và bề thế nhất trong hệ thống chùa thờ “tiền Phật hậu Thánh” cũng như chùa “trăm gian” ở Việt Nam.

1. Tam quan ngoại

Cổng Tam quan ngoại gồm 3 gian, hai chái, mái lợp ngói mũi hài. Kết cấu vì kèo chính theo kiểu giá chiêng. Phía trước cổng tam quan ngoại có 4 cột trụ biểu v sân lát đá , phía đằng sau là một hồ nước được kè đá bờ, diện tích khá rộng. Bốn xung quanh hồ là đường đi bộ dẫn du khách vào khu vực cổng tam quan nội.

2. Tam quan nội

Đi qua hồ nước là tới cổng tam quan nội, được dựng bằng khung gỗ, gồm 3 gian, hai chái, mái lợp ngói mũi hài. Hai vì giữa kết cấu kiểu chồng rường, . Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, với nghệ thuật chạm khắc vô cùng tinh xảo. Đặc biệt là chi tiết hoa văn của bộ cửa ở vị trí trung quan, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17.

3. Chùa thờ Phật

  • Chùa thờ Phật được xây dựng trên khu đất hình chữ Công, gồm 3 toà Tam bảo, Ông Hộ, Ống muống).
  • Chùa Ông Hộ: được xây dựng theo kiến trúc tàu đao lá mái, gồm 7 gian,với kết cấu gỗ, mái được lợp ngói mũi hài. Các cấu kiện gỗ được chạm khắc rất công phu, thể hiện rõ nét cho phong cách nghệ thuật kiến trúc thế kỷ 17. Trong chùa này thờ vị hai tượng Hộ pháp, và các vị từng có rất nhiều công lao trong việc dựng chùa xưa kia: Trịnh Thị Ngọc Trân, Hoàng Nhân Dũng,  Trịnh Thị Ngọc Trân, Nguyễn Văn Trụ, Lại Thị Ngọc Lễ. Hai gian đầu hồi thờ 2 vị  Thập điện Diêm vương.
  • Tòa Ống muống: đượng dụng bằng khung gỗ, không có tường bao, kết cấu vì theo dạng thức thượng giá chiêng, mái lợp ngói mũi hài, nối liền với chùa Ông Hộ và chùa Tam bảo.. Trong chùa có một chiếc sập thờ, được điêu khắc theo phong cách thời Lê Trung Hưng, bên trên đặt bát hương ban Công đồng.
  • Tòa Tam bảo: đượng dụng bằng khung gỗ, tàu đao lá mái, không có tường bao, mái được lợp ngói mũi hài. Đây là nơi thờ hệ tượng Phật giáo.

4. Gác chuông

Gác chuông chùa Keo

Gác chuông chính là nét độc đáo nhất trong kiến trúc Chùa Keo Thái Bình . Kết cấu kiến trúc thể hiện chiều sâu văn hóa của  con người Thái Bình, ẩn chứa trong đó giá trị về nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Kiến trúc gác chuông gồm 3 tầng với 12 mái, trông như một bông sen khổng lồ có kết cấu hết sức phức tạp. Gác chuông này được kỷ lục là gác chuông cao nhất việt nam

Qua quá trình nghiên cứu người ta nhận ra rằng gác chuông được áp dụng khéo léo các kỹ thuật kết cấu gỗ phức tạp trong dân gian. Đó là mấu kết nối các công trình với nhau bằng một hệ thống mộng, kèo chuẩn xác cực kỳ phức tạp. Bằng sự sáng tạo đó, những người thợ thời xưa đã liên kết các khối gỗ của công trình của Chùa Keo mà không phải dùng tới một chiếc đinh nào.

6. Hai dãy hành lang Đông Tây

Chùa có hai dãy hành lang Đông và Tây được xây dựng bao quanh chùa Phật – Đền Thánh, phía trước đi qua qua hàng dậu và Tam quan nội, phía sau nối với Gác chuông, kết hợp thành ô chữ Quốc. Hai dãy hành lang đều được dựng trên mảnh đất hình chữ L, với kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói, mỗi dãy có 33 gian.

Ngoài các công trình chính, chùa Keo còn một số công trình phụ trợ, như Nhà khách, Khu Tăng xá, trụ sở Ban Quản lý Di tích.Hiện nay chùa là nơi lưu giữ 197 di vật, cổ vật gắn với quá trình lịch sử hình thành và phát triển của chùa, các di vật được tạo tác từ nhiều loại chất liệu khác nhau có giá trị lịch sử, văn hóa.

Lưu ý khi đi chùa

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình

 

Bài viết liên quan