Chùa Hưng Thiện di tích lịch sử văn hoá tâm linh ở Bạc Liêu

Chùa hưng thiện ở đâu ?

Chùa Hưng Thiện (có tượng Phật Quan Âm được người dân địa phương gọi là Mẹ Đông Hải) tọa lạc tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu (cách trung tâm TP Bạc Liêu hơn 10km).

Lịch sử Chùa Hưng Thiện

Chùa Hưng Thiện thành lập vào năm Đinh Hợi (1887) do Đại Hương cả Trần Công Muôn (Cả Muôn, người ấp Bưng Xúc) kiến tạo. Khởi đầu ngôi chùa xây dựng bằng gỗ lợp mái ngói, vách ván gỗ, gồm Chính điện, Tổ điện, Trai đường, Tịnh trù (nhà bếp), kiến trúc đặc trưng Nam bộ. Khi ngôi Hưng Thiền Tự hoàn thiện, năm Canh Dần (1890) Đại Hương cả Trần Công Muôn và dân làng địa phương thỉnh Ni sư Thích Nữ Diệu Tâm, thế danh Ngô Thị Chức về trụ trì, Đại Hương Cả Muôn còn hiến thêm 01 hét ruộng (mười công đất) để hương hỏa cho chùa.

cảnh quan Chùa Hưng Thiện
Chùa Hưng Thiện

Đây là ngôi chùa không quá lớn nhưng có tượng Phật Quan Âm cao hơn 43m, được xem là tượng Phật Quan Âm cao nhất khu vực miền Tây Nam Bộ hiện nay.

Trước chùa là dòng sông nhỏ, trong khuôn viên chùa còn có cây cối xanh tươi khá mát mẻ, cùng hàng chục bức tượng hóa thân Phật Quan Âm và một số hạng mục khác liên quan đến Phật giáo,… cũng đã đưa ngôi chùa trở thành nơi tham quan rất ấn tượng.

Sau 05 năm thi công xây dựng, tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm tại chùa Hưng Thiện cổ tự đã hoàn thành với chiều cao 43 mét uy nghi trên Liên Hoa đài 3.000 mét vuông, cùng với hàng chục hạng mục công trình hóa thân Bồ tát Quán Thế Âm trải đều trên diện tích 8.000 mét vuông chung quanh ngôi Hưng Thiện cổ tự, tạo thành một quần thể kiến trúc lịch sử văn hóa tâm linh Phật giáo, góp phần kích cầu du lịch sinh thái tâm linh, phát triển kinh tế xã hội vùng đất Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.

Lưu ý khi đi chùa:

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
Theo dõi chúng tôi trên FacebookTiktok

Bài viết liên quan