Khám phá Chùa Thầy và lễ hội giữa mùa hoa gạo
Chùa Thầy ở đâu ?
Chùa thầy còn được gọi là chùa Cả. Có địa chỉ tại chân núi Sài Sơn, H. Quốc Oai, T. Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Thành Phố Hà Nội, Nằm cách trung tâm Hà Nội 25km về hướng Tây Nam. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này nhé. Để tới chùa chùa bạn có thể di chuyển theo hướng dẫn bản đồ Google Maps bên dưới:
Lịch sử hình thành:
Theo truyền thuyết núi Sài được xem là 1 con rồng xa đàn. Xung quanh có tổng cộng 18 ngọn núi bé hơn. Hiện này những ngọn núi này chỉ còn 11. Trong đó nổi tiếng nhất là núi Sài Sơn. Có chiều cao khoảng 100m diện tích trải dài từ Sài Sơn tới tận Hoàng Xá. Trên núi này có nhiều cây cổ thụ và nhiều loại dược liệu quý. Ngoài ra Núi sài còn nổi tiếng với nhiều Hang Động như hang Gió, Thánh Hoá, hang Cắc Cớ trên đỉnh núi có Bàn cờ tiên.
Chùa thầy được bắt đầu xây dựng dới thời Nhà Lý. Gắn liền với các giai thoại về cuộc đời và nghiệp tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ban đầu nơi đây chỉ xây dựng 1 am nhỏ. Sau đó chùa được vua Lý Nhân Tông cho xây mới với 2 cụm chùa là Chùa Cao và chùa Dưới.
Kiến trúc Chùa Thầy
Được xây dựng với địa thế lưng tựa núi thế đất hình con rồng. Phía trước chùa có một khoảng sân rộng nhìn thằng ra hồ Long Trì. Giữa hồ có một thủy đình được ví như viên ngọc giữa miệng rồng, Từ sân chùa có 2 cây cầu nối sang 2 bên gọi là Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều đều được xây theo kiến trúc “thượng gia hạ kiểu”
Chùa có đặc điểm kiến trúc giống với những ngôi chùa thờ tiền Phật hậu Thánh khác ở Việt Nam. Bao gồm ba tòa nhà song song là chùa Thượng, chùa Trung, Chùa Hạ. Chùa Hạ là nơi các tăng ni phật tử tới lễ bái, hoặc nơi giảng đạo cầu kinh của các nhà sư. Chùa Trung thờ Tam Bảo, ở giữa Thờ Phật 2 bên thờ Thiên Vương và Hộ Pháp. Chùa Thượng là nơi thờ Thích Ca, Di Đà tam tôn, ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Cầu Nguyệt Tiên là đường lên đỉnh núi nơi có chùa Cao. Nơi ngày xưa Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu hành. Tổng thể kiến trúc chùa khá nhỏ với tiền đường thượng điện và gác chuông. 2 bên dọc là dãy hành lang đặt tượng 18 vị La Hán. Phía sau là lầu trống, lầu chuông được chúa Trịnh Sâm xây dựng.
Ở phía tên còn có một đền thượng. Hang Bò, hang Bụt Mọc, chùa Bối Am, hang Gió. Chùa Bối Am nằm tựa vào vách núi chỉ có một mái, là một công trình kiến trúc Độc đáo tại đây.
Lễ hội chùa Thầy
Mỗi khi hoa gạo nở đầy rớt xuống sân là thời gian lễ hội chùa thầy bắt đầu. Người xưa còn có câu :
“Nhớ ngày mùng bảy tháng ba
Trở về hội Láng trở ra hội Thầy”
Lễ hội chùa thầy bắt đầu vào ngày 7/3 hằng năm. Ngày này mọi người tụ tập về đây trẩy hội vô cùng đông đúc và tấp lập.
Lưu ý khi đi chùa Thầy:
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
- Bạn có thể mang theo đồ ăn thức uống để tiết kiệm chi phí. Hoặc bên ngoài chùa cũng có rất nhiều quán ăn nếu như bạn không muốn lỉnh kỉnh mang đồ theo.
- Tuyệt đối không để người dân sắp lễ cho mình bởi họ sẽ chèn ép và lấy giá rất đắt.
- Bạn cần cảnh giác không nên để người dân thuyết minh về lịch sử của chùa vì bạn sẽ bất đắc dĩ phải sẽ phải trả thêm cho họ 100k tới 300k. Trong chùa có bản đồ nên bạn cứ đi theo sự chỉ dẫn của bản đồ chắc chắn sẽ không lạc được đâu.
- Khi vào thăm hang Cắc Cớ bạn nên thuê đèn pin với giá chỉ khoảng 5k/lần. Bên cạnh đó ngoài chùa sẽ có người muốn chỉ dẫn cho bạn để tham quan hang. Họ không nói giá trước nhưng sau đó sẽ xin bạn 200k đó vì vậy bạn nhớ lưu ý trao đổi về giá trước nhé.