Ghé thăm ngôi chùa ” vắng tanh như chùa Bà Đanh”

Chùa Bà Đanh ở đâu ?

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Nữ”, tọa lạc trên một vùng đất tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Để tìm đến chùa Bà Đanh Kim Bảng Hà Nam không hề khó, bạn cứ đi theo quốc lộ 1 từ Hà Nội tới thẳng thành phố Phủ Lý, sau đó rẽ phải qua cầu Hồng Phú, chạy thêm khoảng 10km theo quốc lộ 21, đến cầu treo Cấm Sơn.

Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, sẽ bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”. Lối dẫn vào chùa hiện đã trải nhựa phẳng lì, hai bên đường đi là hàng nhãn, vải xanh rợp bóng. Cổng tam quan của chùa được xây dựng khá uy nghi, hoành tráng. Cổng có ba gian, hai tầng, ở trên là gác chuông, ở dưới là hệ thống cửa gỗ hoa văn đơn giản.

Tùy vào sở thích cũng như khả năng mà bạn có thể lựa chọn phương tiện xe máy, ô tô hay xe khách để tới đây. Khoảng cách từ Hà Nội tới Hà Nam chỉ khoảng 60km nên việc đi lại vô cùng dễ dàng. Bạn có thể di chuyển theo hướng dẫn Google Maps bên dưới:

Lịch sử hình thành

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 – 1750), chùa được xây dựng đàng hoàng và to đẹp hơn. Không chỉ là địa chỉ tâm linh nổi tiếng, chùa Bà Đanh còn chính là “căn cứ địa” thời kháng chiến. Từ năm 1946 đến năm 1950, nơi đây chính là địa điểm tập luyện của lực lượng du kích, là đầu não của cách mạng và cũng là đầu mối giao thông quan trọng giúp cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta giành được thắng lợi.

  • Tên chùa và sự tích về câu ví “Vắng tanh như chùa bà Đanh”

Tên gọi chùa Bà Đanh thì theo truyền thuyết của địa phương, chùa thờ nữ thần linh thiêng trông coi việc điều mưa khiển gió, giúp dân trừ lũ lụt, đem lại mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh như tên gọi ngày nay. Câu so sánh “Vắng như chùa Bà Đanh” có từ bao giờ và vì sao lại có sự so sánh đó đến nay vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. Có nhiều cách lý giải về câu nói này nhưng ý kiến được cho là chuẩn xác nhất là do chùa nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.

chùa bà Đanh

  • Những sự tích linh thiêng chùa

Sư thầy Thích Đàm Đam – Trụ trì chùa cho hay: “Nhiều vị khách cố chụp tượng Pháp Vũ nhưng không tài nào chụp nổi. Hình ảnh đều bị nhòa hoặc bị cháy phim không lý giải được… Tôi cho rằng, tượng Pháp Vũ rất thiêng, ngôi chùa bà Đanh càng thiêng hơn nữa”?.
“Chùa Bà Đanh có rất nhiều giai thoại huyền bí mà các cụ ngày trước thường hay kể lại cho con cháu nghe. Tuy nhiên, thời gian đã khiến các giai thoại ấy thất truyền gần hết và câu hỏi vì sao chùa  vắng khách hầu như không thể giải mã. Nếu giải mã được thì cũng chỉ mang tính tương đối do có nhiều dị bản khác nhau” – Ông Trương Văn Đô, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn.

Kiến trúc chùa Bà Đanh

Chùa được thiết kế có không gian rộng với diện tích khoảng 10ha. Nơi đây có khung cảnh sơn thủy hữu tình giúp cho mọi người có tâm hồn thanh tịnh khi bước vào chùa. Đặc biệt, nếu đi vào bên trong khuôn viên chùa thì mọi người sẽ thấy công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Chùa Bà Đanh có nét đẹp cổ kính nên mọi người sẽ có cơ hội để tìm hiểu được văn hóa nơi đây. Chùa nằm cạnh bờ sông Đáy nên giúp cho mọi người có thể tham quan được khung cảnh chùa và có tour du lịch núi non rất hấp dẫn.

Bên trong chùa Bà Đanh có tượng Bà Đanh được tạc với khuôn mặt hiền từ, gần gũi và dịu dàng, mang tới sự hài hòa, độc đáo về thẩm mỹ, tính nghệ thuật cao.

Lưu ý khi tham quan chùa Bà Đanh

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

 

 

 

Bài viết liên quan