Chùa Phước Long Sài Gòn
Chùa Phước Long hay còn gọi là chùa Phước Long Tự, ngôi chùa nằm yên ả bên dòng sông Đồng Nai chảy hiền hòa. Ngôi chùa cũng giống những ngôi chùa khác là về sự yên tĩnh và trang nghiêm cùng mùi hương thoang thoảng của cây cỏ và hoa lá của đất Cù Lao. Hãy cùng chúng tôi khám phá về ngôi chùa Nam Bộ này.
1. Chùa Phước Long ở đâu?>
Chùa Phước Long tại Sài Gòn có địa chỉ số 2 Cù Lao, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng vào năm 1965 thuộc phái Bắc Tông do trụ trì Đại Đức Thích Nhật Phát sáng lập.
2. Lịch sử hình thành chùa Phước Long
Sau đây Thắng cảnh Việt Nam xin khái quát một số chi tiết về lịch sử hình thành và phát triển của chùa từ ngày thành lập cho tới hiện nay, thông tin chúng tôi thu thập còn khá sơ sài, mong quý độc giả thông cảm.
Theo nguồn tài liệu thì chùa được xây dựng vào năm 1965 do Đại Đức Thích Nhật Pháp sáng lập. Ngôi chùa tồn tại cho đến bây giờ và đã trải qua hai năm trùng tu là năm 1974 và 2009.
3. Kiến trúc chùa
Chùa mới được tu tạo lại và đặc biệt có một pho tượng Phật nằm dài khoảng 10m uy nghi, oai vệ – quần thể bố cục rất gọn nhưng đầy đủ những nơi thờ tự. Và tại gian Thánh Mẫu – các phật tử thi nhau đến cúng dường cho mẹ cầu xin bình an gia đạo.
Tọa lạc giữa trung tâm chùa Phước Long là chánh điện uy nghi và cổ kín. Tòa nhà đang còn dang dở trong quá trình hoàn thành nhưng cuốn hút rất nhiều du khách tham quan. Vẻ đẹp lỗng lẫy từ những thớ gỗ, mộc mạc trong từng chi tiết. Đã hơn năm năm rồi, Nhà chùa nhận được sự đóng góp từ du khách thập phương, giáo dân và Chùa đã đi chọn từng thước gỗ, mời các thợ mộc, điêu khắc tốt nhất về tại chùa để làm việc và xây dựng nhằm giảm thiểu chi phí xây dựng và đảm bảo chất lượng công trình là tốt nhất.
Kết Luận, khi quý độc giả đi dọc hành lang chùa, quý vị có thể thấy lòng mình rất nhẹ nhõm, hãy hít sâu để hưởng thụ bầu không khí nơi đây. Để cảm nhận từng sinh linh, sinh vật hoa lá, cảm nhận từng giọt sương còn đọng lại trên ngọn cỏ của buổi sớm mai. Chùa Phước Long quận 9 hứa hẹn sẽ là điểm đến của mọi con dân phật tử thập phương tìm về chiêm bái và vãn cảnh chùa tại đây.