Chùa Non Nước – Ninh Bình

Cái tên “chùa Non Nước” chắc hẳn sẽ gây ra cho quý vị một sự tò mò. Đối với tôi thì trong tất cả cái tên chùa thì tôi rất ấn tượng với cái tên Chùa Non Nước đó. Vậy vì sao lại có tên là Non Nước. Non trong núi và nước trong sông. Tôi hiểu từ “Non Nước” nghĩa là cả một đất nước, vùng lãnh thổ. Vậy nguyên do vì sao thì chúng ta cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

1. Chùa Non Nước ở đâu Ninh Bình ?

Chùa Non Nước ở Ninh Bình là một ngôi chùa cổ tọa lạc dưới chân núi Non Nước, bên bờ sông Đáy và cửa sông Vân. Chùa nằm trên địa phận phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình. Núi chùa là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia đồng thời cũng là một điểm du lịch quan trọng của thành phố Ninh Bình.

Trong các chùa thì chúng tôi xin được luận về ngôi chùa Non Nước tại Ninh Bình trong bài hôm nay. Ngay bây giờ cùng Thắng cảnh Việt Nam tìm hiểu về kiến trúc chùa nhé.

2. Lịch sử hình thành chùa Non Nước

Từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông, quốc sư Nguyễn Minh Không xây dựng một ngôi chùa thờ Phật dưới chân núi Dục Thúy Sơn về phía Đông. Chùa được xây bằng đá, mái cong rồng lượn và đã xuất hiện tháp là nơi thờ Phật. Trong tháp đặt một tượng Phật chính và một số tượng phụ.


Sang thế kỷ XIII, tháp được tách ra, thành hai kiến trúc riêng: chùa và tháp. Tháp không còn là chùa mà trở thành mộ sư. Chính vì vậy, đến đời Trần, tháp Linh Tế đổ vỡ. Đến năm 1337 thời vua Trần Hiến Tông, tháp Linh Tế được khởi công xây dựng lại. Người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người phủ Tràng An, châu Đại Hoàng – tức là người Ninh Bình). Khi đang giữ chức Tả ty Lang trung, Tả giám Nghị đại phu, Trương Hán Siêu đã viết bài “Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký” (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy), nhân việc tháp Linh Tế xây dựng lại xong. Trong bài ký đó, Trương Hán Siêu đã cho biết tháp Linh Tế xây dựng lại cao 4 tầng: “Tháp xây 4 tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ”.


Cuối thời Hậu Lê tháp Linh Tế bị đổ vỡ. Điều này đã được Phạm Đình Hồ viết trong sách “Tam thương ngẫu lục”: “Sau khi vạc đổi, Cung bỏ làm trường lương Tràng An, tháp Linh Tế cũng đổ nát”.

Kiến Trúc Chùa

Chùa có hai cổng, một cổng ra vào ở phía bắc, một cổng ở phía đông nam nhìn ra sông Đáy và đây cũng là cổng để nhiều người ra thả cá chép vào ngày ông táo chầu trời.
Từ sân chùa  bên sông Đáy, có thể hướng ra cầu Ninh Bình, cầu Non Nước và cuộc sống của cư dân trên sông Đáy.
Năm 2006, chùa đã được trùng tu lại và khánh thành mới nhung vẫn giữ được vẻ thiêng liêng, trầm mặc.
Mỗi năm chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về tham quan, chiêm bái. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê Việt Nam.

Kết Luận Chùa Non Nước Ninh Bình là một ngôi chùa tâm linh cùng với các ngôi chùa khác như Bái Đính cũng như khu du lịch Tràng An. Chùa như một điểm sáng của tỉnh với lịch sự hình thành đã lâu đời và kiến trúc của chùa mang đậm nét kiến trúc chùa Cổ Việt Nam. Không chỉ có mỗi chùa Non Nước tại Ninh Bình mà còn có rất nhiều chùa cùng có tên Non Nước trên tổ quốc. Mỗi chùa có vị trí khác nhau và có đặc điểm riêng biệt cùng với sự tích về chùa mà trong dân gian đã tương truyền từ đời này sang đời khác.

Bài viết liên quan