Chùa Một Cột – Bao thăng trầm cùng lịch sử dựng nước và giữ nước

Chùa Một Cột ở đâu?

Chùa Một Cột còn có tên chính thức là Chùa Diên Hựu. Chùa tọa lạc trên phố Chùa Một Cột, P. Đội Cấn, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội. Cùng Thắng cảnh Việt Nam tìm hiểu về ngôi chùa này nhé.

Nếu muốn tới chùa tham quan bạn có thể đi theo chỉ dẫn Google Maps bên dưới :

Lịch sử hình thành chùa

Chùa Một Cột có tên đầu thiên là Liên Hoa Đài với ý nghĩa là một đài hoa sen có kiến trúc độc đáo có một không hai. Kiến trúc chùa là một điện thờ được đặt trên một trụ bằng đá nằm trong khuôn viên chùa Diên Hựu.

Cuối năm 1049 chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng. Theo truyền thuyết dân gian kể lại thì Trong 1 đêm ngủ nhà vua mơ thấy Phật bà Quan Âm đang ngồi thiền trên tòa sen lấp lánh đã dắt vua lên nguồi cùng. Sau khi thức dậy nhà vua triệu tập các đại thần và kể cho họ nghe. Chùa được nhà sư Thiền Tuệ cho thi công với theo mô phỏng trong giấc mơ của nhà Vua.

Ban đầu chùa Một Cột được đặt trên cột đá cao tới cả chục mét. Như một bông sen vươn lên giữa hồ Linh Chiêu. Bên trong còn có một bức tượng màu vàng. Có cầu bắc lên chùa. Đặc biệt là một quả chuông lớn nặng tới mức không thể treo lên được, phải để dưới mặt đất có tên là chuông Quy Điền. Đây là một trong An Nam tứ đại khí.

Qúa trình lịch sử và những biến cố

Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử chùa xuống cấp và được tu sử nhiều lần qua các đời vua. Sau này kiến trúc chùa Diên Hựu chỉ còn lại mỗi Liên Hoa Đài là được tu sửa thường xuyên với ý nghĩa giữ lại hồn thiêng của mảnh đất Thăng Long.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chùa bị quân Viễn Chinh Pháp phá hủy bằng mìn. Sau khi chiến thắng Điện Biện Phủ và giải phóng Miền Bắc Bộ văn hóa nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa  đã cho đại trùng tu lại ngôi chùa Một Cột với kiến trúc như xưa. Bên ngoài cổng tam quan có bức hoành phi có đề 3 chữ “Diên Hựu Tự” tức chùa Diên Hựu.

Chùa được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc Gia vào năm 1962. Đến năm 2012 chùa dược vinh danh là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” bởi tổ chức Kỷ Lục Châu Á.

Kiến trúc chùa Một Cột

Toàn bộ kiến trúc chùa được tạo dáng hình một tòa sen với cột trụ được tạo thành từ 2 cột đã xếp chồng nên nhau với chiều cao 4m tính từ mặt nước. Cột đá có chiều rộng khoảng 1,2m rất vững chãi. Ngôi chùa bên bên trên có kích thước mỗi cạnh rộng 3m, được đỡ bằng các hệ thống cột xung quanh rất vững chắc. Phía dưới là những dầm gỗ ngang được gắn chắc chắn lên trụ đá. Các mộng ghép được đục đẽo tỷ mỷ và rất chắc chắn.

Bên trong Liên Hoa dài thờ một tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng, xung quanh trang trí lộng lẫy bắt mắt, sang trọng. Toàn bộ ban thờ được sơn son thiếp vàng. Trang trí nhiều họa tiết bắt mắt. Phía trên có 1 tấm hoành Phi ghi 3 chữ: Liên Hoa Đài.

Phần mái được lợp bằng loại ngoái vẩy truyền thống đến nay đã cũ và phủ nhiều lớp rêu xanh. Bốn mái cong đầu đao, trên đỉnh đắp hình “lưỡng long chầu nguyệt” đây là nét kiến trúc đặc trưng trong văn hóa phật giáo Việt Nam.

Ý nghĩa lịch sử của chùa Một Cột

chùa Một Cột

Chùa một cột từ lâu đã là hình ảnh gắn liền với con người đất nước Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng. Là dấu tích chứng nhận của một thành Thăng Long ngàn năm văn Hiến. Hằng năm nơi đây thu hút rất nhiều du khách tới thăm quan khám phá ngôi chùa cũng như khám phá lịch sử ngàn năm văn hiến của nước ta.

Lưu ý khi đi chùa:

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

 

 

 

Bài viết liên quan