Chùa Hương – chùa có lễ hội chùa nổi tiếng nhất Việt Nam
Cứ mỗi dịp xuân đến người dân lại nô nức đi chùa trẩy hội đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là với lễ hội chùa Hương. Lễ hội được nhắc đến nhiều nhất trong văn chương cùng với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Môi lần hành hương về đất phật để tâm hồn thanh tịnh và thả mình vào vẻ đẹp của núi non sông nước.
1. Chùa Hương ở đâu ?
Danh lam thắng cảnh chùa Hương nằm ở ven bờ sông Đáy nay thuộc X. Hương Sơn, H. Mỹ Đức, Hà Nội. Cùng Thắng cảnh Việt Nam tìm hiểu về ngôi chùa này nhé !
1.1 Để đến chùa
Có 3 cách để đến chùa như đi xe máy, đi đò hay đi cáp treo.
Giá vé tham quan chùa hương là 80.000đ một người. Giá vé này áp dụng cho toàn bộ chuyến tham quan Đền Trình, Chùa Thiên Trù và động Hương Tích được bắt đầu ở bến Đục.
Giá đò là 50000đ một người. Các trường hợp được miễn phí là trẻ em cao dưới 1m1, người già, thương binh hạng đặc biệt.
Giá cáp treo: 180.000 đồng/ người.
Bên dưới là vị trí chùa Hương theo đánh dấu của Google Maps. Nếu tới đây bằng phương tiện cá nhân bạn có thể đi theo hướng dẫn để tới chùa nhanh nhất.
Lịch sử hình thành
Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Trong. Chùa được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ 17. Theo truyền thuyết kể lại rằng nơi đây trước kia được cho là vung Linh sơn phúc địa có một người là công chúa Diệu Thiện, gọi là Chúa Ba. Bà được cho là ứng thân của Quan Thế Âm Bồ Tát đã thu hành ở nơi đây 9 năm và đắc đạo. Đi cứu độ chúng sinh vào ngày 19/2 hằng năm tức là ngày Phật Đản.
Chúa Tĩnh Vương Trịnh Sâm trong một lần tuần du tới Trấn Nam Sơn đã vào đây thắp hương ngắm cảnh vào tháng 3 năm 1770. Trước khi ra về có để lại trên cửa động 5 chữ ” Nam Thiên Đệ Nhất Động”
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa Hương bị phá hủy gần như Hoàn Toàn. Năm 1988 chùa được xây lại theo dưới sự chỉ đạo của hòa thượng Thích Thanh Chân. Sau thời gian đó hằng năm mỗi khi mùa xuân tới là khu khách khắp nơi lại đổ về đây rất đông để dâng hương, lễ phật cũng như thưởng ngoạn phong cảnh núi non sông nước.
Những địa điểm bạn nên ghé qua
Đây là ngôi đền đầu tiên bạn nhìn thấy ngay khi xuống đò. Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc. Bên trong thờ tướng Tư Mã. Là một tướng tài đã giúp vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong chiến tránh chống thực dân Pháp ngôi đền bị phá hủy nghiêm trọng và mới được xây dựng lại vào năm 1992.
Chùa được xây dựng trên thềm núi lão và hoàn thành vào năm 1467. Từ bến đò đến chùa mất khoảng 40 phút đi bộ. Đây cũng là địa điểm nơi diễn ra lễ khai mạc và nơi tổ chức phức hợp lễ hội Chùa Hương. Ngoài giá trị tinh thần trong văn hóa tín ngưỡng chùa còn có một ngôi Bảo tháp Viên Công. Nơi để tro cốt của sư trụ trì sáng lập chùa chùa thiền sư Viên Quang.
Nằm trên cung đường trong tour đến chùa Hương. Cách động hương tích khoảng 2,5km nằm trên dãy núi long tuyền. Chùa mang trong mình nhiều nét cổ kính uy nghi. Nơi đây được người dân tin rằng có các vị thần làm thanh lọc tâm hồn, chữa được mọi đau khổ và ban phúc. Trong khuôn viên chùa còn có con suối giải Oan nước từ chín nguồn chảy ra. Ngoài ra còn có giếng Long Tuyền có dòng nước trong xanh tự nhiên quanh năm.
Là dòng sông mà các con đò đưa ta vào chùa hương với chiều dài gần 4km. Dọc theo suối Yến cảnh quan sông nước làm mê đắm lòng người. Phía xa xa những cánh đồng lúa xanh mướt, nhưng ngọn núi đá vôi ẩn hiện cùng làn mây. Trên quãng đường đến chùa Hương bạn sẽ thấy ở phía bên tay trái là núi Phượng Hoàng, núi Đôi Chèo với hình thù uốn lượn như một con trăn. Phía bên phải là đền trình với núi ngũ nhà cũng là điểm dừng chân đầu tiên trong quá trình khám phá chùa Hương.
Động hương tích năm ở độ cao lên tới 390m với hình dáng tự như một con rồng đang há miệng ngậm ngọc. Để đến động bạn có thể đi bằng cáp treo hoặc leo bộ.
Của vào động rất rộng trông như một con rồng đang há miệng du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên vì kích thước của nó. Cửa động được Chúa Tĩnh Vương Trịnh Sâm khắc lên 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động” Bên trong thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và phật khác. Tất cả đều được tạc từ đá xanh.
Lối vào chùa ngay bên sông và phía sau tựa lưng vào núi non thiên nhiên hùng vĩ. Đây là ngôi chùa mang tính tiêu biểu của tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.
Chùa Long Vân cách bến Long Vân khoảng 150m đường núi. Đi thêm một đoạn nữa qua eo núi là đến động Long Vân. Không gian động thoáng đãng và rất rộng rãi.
Hang nằm ở độ cao khoảng 100m so với mặt nước. Cửa hướng về phía Tây Nam với chiều rộng khoảng 15m.
Chùa nằm ngay dưới chân núi. Với phong cách kiến trúc cổ điển của phật giáo Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.
Động Tuyết Sơn nằm ở lưng chừng núi. Đường vào động Tuyết Sơn tương đối dễ dàng. Bên trong có vô số nhũ đá với nhiều hình thù kỳ lạ.
Lễ hội chùa Hương – lễ hội chùa nổi tiếng nhất Việt Nam
Lễ hội chùa Hương thường bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng. Mùa lễ nhộn nhịp và đông vui nhất là từ 15/1 kéo dài cho tới ngày 18/2 âm lịch. Vào những ngày này dòng người từ khắp nơi đổ về đây trẩy hội. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau trên dòng suối Yến. Đây cũng được coi là lễ hội có thời gian dài nhất khi kéo dài gần 3 tháng tới cuối tháng 3 mới hết. Trong lễ hội người ta tổ chức những hoạt động đang hương, cúng lễ bái, và cả các hoạt động văn nghệ. Hằng năm lễ hội Chùa Hương thu hút khoảng 1,5 triệu du khách tới đây chiêm bái.
Lưu ý khi đi chùa:
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.