Chùa Giác Ngộ – Trường học làm người nổi tiếng
Chùa Giác Ngộ ở đâu ?
Chùa Giác Ngộ tọa lạc ở ngay mặt tiền số 92 đường Nguyễn Chí Thanh Q. 10, Thành Phố Hồ Chí Minh. Nằm ở khu vực đông dân cư trên con phố đông người qua lại nên để đến tham quan chùa vô cùng dễ dàng. Đây là địa điểm tham quan chiêm bái, dâng hương lễ phật nổi tiếng Sài Gòn. Giống như cái tên của chùa nếu tới đây và theo học các khóa tu của chùa bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều. Để tới chùa bạn có thể đi theo hướng dẫn chỉ đường của Google Maps bên dưới. Cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này nhé !
Lịch sử hình thành
Cư sĩ Trần Phú Hữu là một quan chức trong chính phủ đương thời mong muốn có một nơi tu tâm dưỡng tính, tìm về chính đạo và xóa bỏ muộn phiền đã phát tâm khởi công xây dựng chùa Giác Ngộ vào năm 1946. Ban đầu toàn bộ khuôn viên chùa có diện tích 695m2 với địa chỉ ban đầu là số 36 đường Jean Jacques Rousseau. Không gian chùa khi đó khá nhỏ. chỉ đủ chỗ cho khoảng 80 phật tử tu tập. Xung quanh là vài căn nhà nhỏ xen lẫn mồ mả.
Cư sĩ Trần Phú Hữu xuất gia lấy pháp hiệu là Thích Thiện Đức vào ngày 21/5/1956 và đã hiến toàn bộ phần đất và chùa cho Giáo Hội Tăng Già Việt Nam. Hòa thượng Thích Thiện hòa khi đó làm trị sự trưởng của Giáo Hội Tăng Già Việt Nam đứng ra tiếp nhận. Những năm của thập niên 60 hòa thượng Thích Thiện Hòa cho xây dựng chùa Giác Ngộ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và cuộc chiến tranh cũng như nhu cầu chiêm bái phật pháp ngày càng đông đảo của người dân nên chùa cũ không còn đáp ứng được. Chùa được Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép xây dựng chùa mới vào ngày 30/7/2012 và lễ khởi công vào ngày 16/9/2012.
Kiến trúc độc đáo chùa Giác Ngộ
Chùa Giác Ngộ mới sau khi khánh thành có tổng diện tích 3476m2 với 7 tầng lầu và 1 hầm gửi xe. Chính điên của chùa gồm 2 tầng là tầng 1 với diện tích 400m2 cộng với gác lửng tầng 2 với diện tích 300m2. Chính điện này có sức chứa khoảng 700 người cùng tới làm lễ cùng lúc. Tầng 3 được xây dựng là một thiền đường. Tầng 4 là một thư viện rất rộng. Các tầng còn lại là nơi các tu sĩ sinh hoạt và các phòng chức năng khác. Ngoài chùa chính thì chùa còn có 1 dãy nhà Tăng Xa và dãy nhà thờ cốt của người dân và phật tử gửi vào. Hiện nay trụ trì chùa là Thầy Thích Nhật Từ.
Ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa Bắc Tông. Không gian kiến trúc của chùa không quá cầu kỳ. Các phần mái đều được trang trí đầu đao vút cong lên trời.
Trung tâm điện Phật được bày trí một cách trang nghiêm. Ở giữa thờ đức Phật Thích Ca trong tư thế kiết già. Bàn thờ phía trước thờ những vị phật khác như Bồ Tát Di Lặc, Đức Phật Thích Ca…
Đào tạo giác ngộ cho nhiều trường học
Chùa là nơi đào tạo cho rất nhiều trường học. Tại vị trí của chùa trước đây cũng từng là trường học nổi tiếng như trường trung học Bồ Đề vào những năm 1959. Sau này là trường sơ đẳng Phật học Thiên Hòa vào năm 1979.
Những khóa tu tại chùa Giác Ngộ
- Khóa tu ngày an lạc: diễn ra 1 lần vào ngày Chủ nhật của tháng, mở lớp từ 6h – 17h, dành cho độ tuổi trung niên trở lên.
- Khóa tu Búp sen từ bi: diễn ra vào thứ 7 các ngày trong tuần, mở lớp từ 14h – 16h30, dành cho trẻ em từ 3 – 12 tuổi.
- Khóa tu xuất gia gieo duyên: diễn ra định kỳ 2 lần/năm, mỗi lần tu thất – tức 7 ngày, có thể do trụ trì chùa Giác Ngộ giảng đạo.
- Khóa thiền Vipassana: diễn ra vào Chủ nhật, 2 lần/tháng, mở lớp từ 6h – 17h, không giới hạn số lượng.
- Khóa tu tuổi trẻ hướng Phật: diễn ra 1 lần vào ngày Chủ nhật của tháng, mở lớp từ 6h – 17h, dành cho tuổi trẻ thiếu niên và sinh viên.
Lưu ý khi đi chùa:
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.