Chùa Giác Lâm – ngôi chùa hơn 300 trăm tuổi giữa Sài Gòn
Chùa Giác Lâm ở đâu ?
Chùa Giác Lâm còn có tên gọi là Tổ Đình Giác Lâm có địa chỉ tại số 565 Lạc Long Quân, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Vì nằm ở con đường trung tâm quận Tân Bình nên bạn có thể tới đây dễ dàng. Bạn có thể tới chùa bằng nhiều phương tiện khác nhau như Grap, Taxi,…Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân bạn có thể tham khảo cung đường do Google Masp bên dưới. Cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này nhé.
Lịch sử Hình Thành
Chùa được các cư sĩ đóng góp để bắt đầu xây dựng vào năm 1744 dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có nhiều cái tên được người dân sử dụng như Sơn Can, Cầm Sơn hay Cầm Đệm.
Tới năm 1774 chùa được đổi tên thành Chùa Giác Lâm bởi thiền sư Viên Quang. Và từ đó chùa đã trở thành trung tâm tín ngưỡng phật giáo của nơi đây thu hút rất nhiều phật tử .
Chùa được trùng tu lần đầu vào năm 1798 sau nửa thế kỷ xây dựng. Quy mô được mở rộng hơn mà các hoạt động tôn giáo ngày càng phát triển.
Ngày 3/12/1827 thiền sư Viên Quang qua đời. Thiền Sư Hải tịch lên thay.
Lần tiếp theo chùa được trùng tu là vào năm 1939 đến năm 1945. Trong thời gian trùng tru rất nhiều nhà hoạt động cách mạng đã đến đây trú ẩn.
Chùa tiếp nhận viên ngọc xá lợi Phật và cây bồ đề từ Sri Lanka.
Chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 16 tháng 11 năm 1988.
Kiến Trúc Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm được xây theo lối kiến trúc đặc trưng của các ngôi chùa Nam Bộ là kiến trúc hình chữ Tam. Có 3 dãy nhà song song với nhau trên một khuôn viên gồm nhà trai, chính điện và giảng đường.
Cổng Nhị Quan của Chùa Giác Lâm được xây dựng vào năm 1945. Trên cổng có 2 con sư tử ngồi chầu ở 2 góc cổng biểu trưng cho văn hóa phật giáo Ấn Độ và đầu rắn Naga theo đặc trưng của văn hóa Phật giáo Khmer. Trên cổng có đề dòng chữ Hán về Ô quan Thái tử đời Đường. Cổng chùa không đi thẳng vào chính điện do quan niệm quỷ thần đi theo đường thẳng.
Cổng Tam Quan được xây dựng vào năm 1955. Trước đó ngôi chùa không có cổng tam quan. Cổng quay mặt về hướng Nam phía trước là đường Lạc Long Quân. Trên bốn thân cột có các câu đối chữ Hán.
Chùa Giác Lâm có phần mái được thiết kế đặc trưng theo hình bánh ít rất phổ biến trong kiến trúc chùa Nam Bộ. Mái có bốn vạt thẳng. Không vút cong lên như kiến trúc miền Bắc. Trên đỉnh là họa tiết đắp nổi lưỡng long tranh châu.
Chính điện được xây dựng theo lối kiến trúc chùa Tiền Phật Hậu Tổ. Với điện thờ phật tôn nghiêm thờ Phật Di Đà , Phật Hội Đồng và Phật Tam Bảo. Trên tường có 6000 địa để trang trí, Tháp tổ Hồng Hưng 1000 đĩa. Tất cả đĩa này đều được sản xuất ở lò gốm Lái Thiêu. Đây cũng là ngôi chùa sở hữu nhiều đĩa kiểu trang trí nhất.
Ban thờ Tổ thờ vị trụ trị sáng lập Chùa Giác Lâm. Đối diện là ban thờ Phật A Di Đà, Phật Chuẩn Đề và Thập Điện Diêm Vương.
Phía sau nhà thờ Tổ là khu vực giảng đường. Đây là nơi tổ chức các sự kiện trong các dịp quan trọng của chùa. Trong thời kỳ kháng chiến đây chính là nơi nuôi các chiến sĩ hoạt động cách mạng.
Bảo tháp xá lợi được xây vào năm 1970 với thiết kế hình lục giác đều. Tháp có tổng cộng 7 tầng do kiến trúc sư Vĩnh Hoằng thiết kế. Đến năm 1975 thì việc xây dựng tháp được tạm dừng, và tháp được xây dựng tiếp vào năm 1993 và hoàn thành vào năm 1994. với chiều cao lên tới gần 33m.
Khu vườn tháp mộ được xây dựng để thờ các vị sư trụ trì và các sư có công với chùa.
Hiện vật của Chùa Giác Lâm còn lại là 119 pho tượng với nhiều hình giáng tư thế khác nhau và có giá trị về tín ngưỡng cũng như giá trị văn hóa lịch sử.