Chùa Châu Thới – Ngôi chùa linh thiêng và sự tích hòn đá thần

Với đa số những người yêu thích du lịch tâm linh thì chắc chắn sẽ quên khám phá chùa Châu Thới . Đây là một trong những chùa cổ nhất tại vùng Đông Nam Bộ. Hãy cùng Thắng cảnh Việt Nam tìm hiểu vẻ đẹp thu hút du khách tới với ngôi chùa này qua bài viết sau đây nhé!

Chùa Châu Thới ở đâu ?

Chùa Châu Thới hay còn có tên gọi khác là Châu Thới Sơn Tự – Chùa Núi Châu Thới. Chùa nằm trên đỉnh núi Châu Thới, thuộc X. Bình An, H. Dĩ An, T. Bình Dương. Từ Chùa Châu Thới bạn có thể phóng tầm mắt ra toàn cảnh đồng bằng xung quanh, rất là hùng vĩ. Với vẻ đẹp tự nhiên của núi Châu Thới mà vào ngày 21 – 04 -1989 chùa được công nhận là danh thắng quốc gia.

Chùa Châu Thới cách trung tâm Sài Gòn khoảng 30km đi về hướng Đông Bắc. Vì vậy bạn dễ dàng đi tới chùa bằng nhiều loại phương tiện. Bạn có thể tìm đường đến chùa theo chỉ dẫn Google Maps bên dưới :

Lịch sử hình thành

Chùa được xây dựng xong năm 1612 bởi vị thiền sư Khánh Long của thiền phái Bắc Tông. Ngày xưa trước khi chùa có tên là chùa Châu Thới, nơi đây chỉ là một am thờ nhỏ đơn sơ nhưng sau đó được tu sửa lại khang trang hơn, với quy mô lớn.

Là ngôi chùa gắn liền với lịch sử lập ấp của người dân Nam Bộ. Tương truyền rằng thiền sư Khánh Long là vị sư đắc đạo phật pháp từ nhỏ. Vì thương người dân phiêu bạt ở nơi rừng thiêng nước độc nơi xứ Nam Bộ, ông đã tự nguyện đi theo, hằng ngày tụng niệm kinh Phật cầu an cho dân chúng. Sau đó ngài chọn núi Châu Thới lập lên ngôi chùa bởi địa thế của nơi đây nơi cao nhất trong cả khu vực đất rộng lớn.

Chùa đã trải qua rất nhiều đợt trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được kiến trúc cổ kính của nó, được ca ngợi là một trong những ngôi danh lam cổ tự của Việt Nam. Đứng giữa khoảng không gian thanh tịnh, một làn gió nhẹ đên đưa tiếng chuông chùa vọng ngân khiến tâm hồn bạn trở nên thoái mái, trút hết muộn phiền. Nhờ địa thế khó khăn hiểm trở, mà trong suốt hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa trở thành nơi ẩn náu và hoạt động của các cán bộ, chiến sĩ cách mạng.

Sau hơn 340 năm với nhiều biến động của tự nhiên và lịch sử, Chùa vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay trở thành biểu tượng đẹp tỉnh Bình Dương ngày nay.

Sự tích thần bí về hòn đá thần

Chuyện kể lại rằng, vào năm 1971, khi sư trụ trì chùa Châu Thới cho mở đường, xây các bậc cấp từ chân núi lên tới chùa đã phải phá rất nhiều đá. Khi tới bậc thứ 170, có tảng đá lớn nằm chắn ngang đường. Những người thợ không thể làm gì di chuyển hay phá vỡ nó được. Nghe được câu chuyện, sư trụ trì đã yêu cầu giữ nguyên trạng hòn đá vì cho rằng có thể đây là vật trấn yểm, là “vị thần” giữ chùa. Cứ như vậy hòn đá nằm giữa đường như vậy cho đến nay. Sau đó sư trụ trì đã dùng sơn viết lên hòn đá mấy chữ Hán: “Tà lão trung sơn”. Từ đó người dân trong vùng gọi hòn đá là “ông Tà” hay “hòn đá thần” và thường xuyên thờ cúng rất trang trọng.

Thêm một điều thú vị nữa là mỗi lần đi qua hòn đá ông Tà thì điện thoại lại mất sóng. Từ hòn đá Ông Tà lên đến chùa bạn sẽ không bắt được sóng điện thoại di động. Vì vậy nhà chùa đã phải kéo điện thoại có dây lên đến chùa, và cũng không biết lý do vì sao lại không có sóng điện thoại khi lên đây.

Kiến Trúc chùa Châu Thới

Quần thể kiến trúc Chùa Châu Thới ngày nay là những công trình xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau. Quần thể chùa bao gồm chánh điện và các điện thờ: Diêu trì Kim mẫu, Ngọc hoàng Thượng đế, Ngũ hành Nương Nương,Linh sơn Thánh mẫu, Thiên thủ Thiên nhãn.
Chùa hiện còn lưu giữ rất nhiều cổ vật có giá trị như: đồ thờ tự, tranh, pháp khí, tượng. Trong số đó có 3 pho tượng Phật bằng đá có tuổi đời từ cuối thế kỷ XVII, cùng bộ Thập điện Diêm vương, Thập bát La hán bằng đất nung. Ngoài ra, chùa cũng lưu giữ một pho tượng Quan Thế Âm được đục từ gỗ cây mít cổ thụ từng được trồng trong vườn chùa.
Các đầu đao trên mái chùa được đắp hình rồng bằng sứ hết sức công phu. Đỉnh mái là 9 con rồng quay mặt về các hướng trấn giữ phong ấn cho chùa. Phía trước chùa được trang trí hoàn toàn bằng gốm, sứ, làm tăng thêm phần độc đáo cũng như làm cho công trình bền vững với thời gian.
Khuôn viên chùa được chia thành 2 phần là Đông lang và Tây lang. Phía Đông Lang đặt một tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn được tạc từ đá được lấy từ Ngũ Hành Sơn. Một Ngọc hoàng Thượng đế và Tượng Trúc Lâm Tam Tổ cũng được thờ ở đây. Còn bên phía Tây lang thờ bức tượng Phật Di Lặc và Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn.
Nằm ngay ở vị trí là hội tụ linh khí đất trời với phong cảnh hữu tình, ngày nay Chùa Châu Thới trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhất Bình Dương. Từ đây bạn có thể phóng tầm nhìn toàn bộ thành phố Bình Dương Và một phần Tp Hồ Chí Minh

Tham quan gì ở chùa

1.Tượng Phật Quan Thế Âm ấn tượng

Pho Tượng Phật Quan Âm được tạc từ đá xâm thạch có chiều cao ấn tượng khiến bạn lưu luyến không quyên.

3.Rồng cỡ lớn ghép từ gốm sứ

Nổi bật nhất trong kiến trúc của chùa đó chính là sử dụng nhiều mảnh gốm sứ gắn kết lại tạo thành hình con rồng.

4. Đàn Khỉ

Du khách khi đến chùa Châu Thới (Bình Dương) đã quen thuộc với đàn khỉ hoang dã đeo bám xung quanh.
Chúng khá thân thiện và thường xin đồ ăn từ du khách.

Những lưu ý khi đến chùa

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Vì là chùa đạo Phật nên không được dâng lễ đồ mặn, chỉ nên dâng hoa quả trà bánh thuần chay. Khi dâng lễ nên xếp lễ, xếp hoa vào khay riêng và đặt tại nơi theo sự hướng dẫn của nhà chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

 

 

Bài viết liên quan