Chùa Già Lam – Gò Vấp
Chùa Già Lam ở đâu ?
Chùa Già Lam hay còn được gọi là Quảng Hương Già Lam hiện tạo lạc tại 498/11 Lê Quang Định, Phường 1, Gò Vấp, Hồ Chí Minh. Chùa được xây dựng năm 1961, do hòa thượng Thích Trí Thủ xây dựng. Mọi người có thể đi theo hướng dẫn Google Maps bên dưới để tới chùa. Cùng Thắng cảnh Việt Nam khám phá ngôi chùa này.
Lịch sử hình thành Chùa Già Lam
Chùa do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, là nơi tu học của các học tăng cấp đại học. Chùa ban đầu có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam. Quảng Hương là tên một học tăng đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Saigon. Công chúng nay vẫn thường gọi là chùa Già Lam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được trùng tu mở rộng liên tục. Chánh điện được trùng tu 1981. Chánh điện Chùa được trùng tu toàn bằng gỗ cẩm Lai. Điện phật được bài trí đơn giản, tôn nghiêm.
Chùa Già Lam không chỉ để làm nơi người dân tới chiêm bái mà còn là trường dạy và truyền bá Phật pháp. Về kiến trúc, sau những lần trùng tu mở rộng, chùa Già Lam hiện tại được thiết kế khá đơn giản nhưng trang nhã, mang đậm chất Á Đông: cổng tam quan, chính điện ở trên lầu gợi cảm giác như một ngôi nhà ba gian của người Việt, màu nâu trầm làm chủ đạo, kết hợp xung quanh là không gian xanh của cỏ cây hoa lá, hồ nước,…
Kiến Trúc
Nằm sau trong một con hẻm ở đường Lê Quang Định con hẻm nhỏ vòng vèo nhỏ sâu nhưng đi vào sâu trong Chùa Quảng Hương Già Lam là một khu biệt lập rộng rãi cây cối xum xuê, quang cảnh đẹp và sạch sẽ yên tĩnh. Kiến trúc xây dựng chùa Già Lâm giống với chùa miền Bắc bao gồm các phần Chánh điện, nhà Tăng, nhà Tổ, Thiền thất, cổng Tam quan, Tháp Hòa thượng khai sơn. Ngoài ra. chùa còn có nhà bếp, nhà kho, nhà thờ cốt và hai ngôi mộ cổ trong khuôn viên chùa. Nghệ thuật điêu khắc được sử dụng nhiều trong chùa, đặc biệt là trên các cột gỗ. Ngay nay, diện tích khuôn viên chùa Già Lâm Gò Vấp hơn 4.000m2 . Chùa được bao phủ nhiều cây xanh, không gian chùa rất yên tĩnh và trang nghiêm là địa điểm được nhiều người dân thành phố thăm viến. Chùa theo phong cách Huế, từng chi tiết nhỏ trong chùa đều rất tỉ mỉ công phu, chùa thanh tịnh mát mẻ nhưng không kém phần trang nghiêm.