Chùa Nôm – Linh thông cổ tự nơi gìn giữ văn hóa người Việt
Chùa Nôm ở đâu ?
Chùa Nôm hay được gọi là Linh thông cổ tự đã có từ rất lâu đời. Chùa nằm trong quần thể di tích làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông, việc di chuyển đến chùa sẽ mất khoảng 30 đến 40 phút. Từ trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển theo hướng cầu Vĩnh Tuy. Sau khi đi hết cầu Vĩnh Tuy, bạn tiếp tục rẽ phải ra đường Cổ Linh, đi khoảng 800m rồi rẽ trái sang hướng Thạch Bàn. Cuối cùng, bạn di chuyển dọc theo đường 5 (hướng xuống Hải Phòng), đi khoảng 10km thì rẽ trái vào khu vực đường 338 (thuộc huyện Văn Lâm – Hưng Yên), đi thêm 3km nữa là tới được chùa. Bạn cũng có thể di chuyển theo hướng dẫn Google Maps bên dưới:
Lịch sử hình thành:
Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680.
Cho đến gần cuối năm 1998, sư Huệ cùng với chính quyền cùng người dân địa phương của nơi đây đã cùng chung tay và góp sức để xây dựng lại chùa. Dù mới được xây dựng lại khoảng 20 chục năm, xong chùa vẫn được xây dựng theo lối kiến trúc xưa. Vào tháng 2, năm 1994 chùa Nôm Văn Lâm Hưng Yên đã được Bộ văn hóa thông tin chứng nhận “Di tích lịch sử văn hóa”.
Kiến Trúc Chùa Nôm
Chùa Nôm hiện có trên 100 pho tượng cổ bằng đất sét. Hiện chưa có thông tin chính xác về niên đại và quá trình tạo tạc những pho tượng này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các bức tượng được tạc vào thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIII).
Các pho tượng ở chùa đa phần đều được dùng bằng đất sét nung, chế tác rất tinh xảo. Mỗi một pho tượng lại thể hiện sinh động các tư thế, trạng thái khác nhau. Trong dòng chảy của nền văn hóa lịch sử của nước nhà, những pho tượng cổ của chùa Nôm ít nhiều đã minh chứng cho một thời đại phát triển, nhất là nghệ thuật tạo dựng gốm sứ và đất nung.
Ngoài những pho tượng cổ quý giá, trong khuôn viên chùa Nôm còn có một khu mộ tháp cổ được xây dựng bằng những phiến đá ong cổ. Đó là những tháp cổ đẹp và nguyên vẹn. Những thanh đá ong được mài nhẵn, vuông vắn, có kích thước giống nhau, xếp chồng lên nhau tạo thành ngôi bảo tháp ba tầng. Đến nay, những tòa tháp cổ vẫn đứng vững tọa lạc yên bình như thách thức với thời gian.
Điểm thu hút nhất của ngôi chùa còn nằm ở cây cầu đá 9 nhịp đầu rồng đã xuất hiện khoảng 200 năm trước dưới dòng sông Nguyệt Đức. Cây cầu mang đậm dáng vẻ uy nghi, hiện hữu cùng bao thăng trầm lịch sử ngàn năm văn hiến.
Lễ hội chùa Nôm
Vào thời gian diễn ra lễ hội làng Nôm, chùa có rất nhiều hoạt động, nghi lễ truyền thống, có thể kể đến như:
- Lễ rước nước phục phụ nghi thức bao sái cho thành hoàng.
- Tiệc cỗ chay của nhà chùa, nhằm phục vụ khách tham quan gần xa đến tham dự lễ hội.
Tất cả những nghi thức trên đều được thực hiện một cách thức uy nghi, trang trọng, theo đúng với truyền thống của những tổ tiên từ xa xưa để lại.
Lưu ý khi đi chùa Nôm
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.