10 địa điểm không thể bỏ qua khi khám phá khu người Hoa
Được con bạn nhà ngay khu Chợ Lớn ngỏ ý làm một chuyến khám phá khu người Hoa, thế là cả đám lên đường với 100K trong túi. Vậy mà ăn “sạch sành sanh” mấy quán ăn chuẩn vị Hoa, được uống cafe vợt Ba Lù hơn mấy thập kỉ. Và còn được tham quan cũng như “nháy máy mỏi tay” với những hội quán, con hẻm đẹp mê hồn. Mất 100K mà thu lại quá nhiều trải nghiệm, ngại gì không thử?
1. Hào Sĩ Phường
Bắt đầu chuyến khám phá khu người Hoa lần này tụi mình quyết định đi bằng xe bus, sau đó sẽ đi bộ qua các địa điểm. Vì nằm trong khu phố người Hoa nên yên tâm vì từ chổ này đến chổ khác sẽ không xa lắm đâu. Đứng ngay trạm xe bus Hàm Nghi, mình đón xe buýt số 1. Xuống xe ở trạm Ngô Quyền, đi bộ một xíu hướng ngược lại là đến Hào Sỹ Phường rồi đó.
Mở đầu chuyến đi khám phá khu người Hoa là căn hẻm Hào Sỹ Phường nổi tiếng giữa khu phố người Hoa. Bước vào căn hẻm, ấn tượng đầu tiên là những căn nhà nhỏ cũ kỉ đầy hoài cổ cùng tiếng mạc chược và giai điệu du dương của những bài nhạc hoa phát ra từ chiếc máy cát xét. Tưởng tượng như mình đang lạc giữa bối cảnh của một bộ phim TVB đậm chất Hồng Kông vậy đó. Vì đây là căn “chung cư” của những người dân, nên nếu đến đây để tham quan hay chụp choẹt, hãy đi nhẹ nói kẽ cười duyên một chút nhen.
2. Nước mắt hồ lô vàng – Trần Hưng Đạo
Sau khi nháy máy mỏi tay ở Hào Sỹ Phường, tụi mình đã đến tiệm nước mát Hồ Lô Vàng để mua một chai nước rong biển để uống. Nước mát ở đây rất nổi tiếng, có giá khoảng từ 13K một chai. Theo cá nhân mình thấy thì Tuyết lê bông cúc và Mía lau rể chanh là hai loại dễ uống nhất. Đừng dại mua nước đắng hay nước 24 vị nếu chưa từng thử qua nhen!
3. Chùa Bà Thiên Hậu
Đi bộ hết đường Trần Hưng Đạo là đến được chùa Bà Thiên Hậu nằm ngay đường Nguyễn Trãi đoạn 1 chiều gần ngã tư với đường Triệu Quang Phục. Ngôi chùa này được khá nhiều dân địa phương cũng như khách tham quan đến viếng. Nhất là dịp Tết đến Xuân về, nhiều người đã đến đây để chụp bộ ảnh Tết cùng những chiếc áo dài nền nã. Nơi đây mang đậm kiến trúc của người Hoa với những đường nét trạm trổ, điêu khắc tinh xảo.
Ngôi chùa này từ lâu đã được đồn rằng rất linh thiêng nên tụi mình đã đến đây để cầu bình an với xin ít tình duyên sau một năm lận đận. Tụi mình mua thêm nhang vòng giá 35K ở trước cửa, trên khoanh nhang có mảnh giấy để viết những nguyện cầu sau đó có người sẽ treo lên giúp bạn. Việc treo nhang vòng cũng đã trở thành một nét độc đáo tại chùa Bà Thiên Hậu nữa đó.
4. Chợ Bình Tây
Buổi trưa tụi mình duy chuyển đến chợ Bình Tây để tham quan và dùng bửa trưa. Sau khi đi một vòng chợ ngắm nghía các kiểu, tụi mình dừng chân tại khu ẩm thực của chợ. Bước vào đây như lạc vào “mê cung” đồ ăn thức uống vậy đó, nhìn đâu cũng có những dãy hàng ăn với những món ăn bắt mắt. Tụi mình quyết định ăn hủ tiếu sa tế ở một sạp ngay giữa chợ, ngon lắm luôn giờ nhắc lại mà còn thèm á!!!
5. Cà phê Ba Lù
Sau khi ăn trưa ở chợ Bình Tây, tụi mình về lại Quận 5 để uống cà phê Ba Lù. Đây là quán cà phê vợt đã tồn tại hơn 60 năm nay, chứng kiến bao thăng trầm, vội vã giữa khu phố người Hoa. Quán cà phê nhỏ nhắn giữa khu chợ náo nhiệt, có vài chiếc bàn nhỏ trước quán. Khách ở đây đã số là những ông chú, miệng lơ lớ tiếng Quảng Đông. Cà phê ở đây đặc biệt vì được rang bằng củi thêm chút bơ, muối và ít rượu để dậy mùi thơm đặc trưng. Mình đã từng nếm thử ly cà phê vợt ông Ba ở Phan Đình Phùng, nhưng ly cà phê ở đây đậm đà có vị khang khác, mùi bơ thoang thoảng mang phong vị Hoa rõ rệt.
6. Hẻm 671 Nguyễn Trãi
Rời cà phê Ba Lù. mình được một đứa bạn nhà ở Quận 5 giới thiệu cho một con hẻm mà ít người biết đến. Hẻm 671 nằm đối diện Hội Quán Nghĩa An, được biết đây là hẻm Mã xế họn ( Mã xa hạng) vì được gọi theo tên ngành nghề mà thị dân sinh sống tại nơi này từ xa xưa – nghề sửa xe ngựa. Bên trong con hẻm là căn chung cư cũ kỉ mang màu của thời gian. Đến đây bạn sẽ thấy nhưng căn nhà được trang trí rất Hoa. Nếu muốn có những tấm ảnh đẹp bạn phải chịu khó đi bộ lên đến tận lầu 4 nhen!
7. Hội Quán Nghĩa An
Hội Quán Nghĩa An hay còn gọi là Chùa Ông – Nơi mang đậm kiến trúc Triều Châu. Nhiều người còn gọi vui rằng đây là bảo tàng kiến trúc người Hoa vì chứa đựng nhiều tinh hoa nghệ thuật như các bức phù điêu, tượng kỳ lân hay những đường chạm khắc tinh xảo. Đến đây nhiều người đã tận dụng khung cửa tròn ngay giữa chính điện và nhà hương để cho ra đời những tấm ảnh đầy độc đáo.
8. Nhà thờ Cha Tam
Đi bộ khá xa mình cũng đã đến được nhà thờ Cha Tam nằm cuối đường Nguyễn Trãi. Nhà thờ khá độc đáo vì nhìn từ xa mình đã lầm tưởng nơi đây là một ngôi chùa với chiếc cổng tam quan đầy lạ lẫm so với những ngôi nhà thờ khác. Đến đây bạn sẽ được lắng nghe giai thoại về Cha Tam – người đã dành hết cả cuộc đời để xây nên ngôi nhà thờ này. Và hơn nữa chắc hẳn bạn sẽ phải trầm trồ vì lối kiến trúc lai giữa Á và Âu mà không nơi nào có được.
9. Quán rủi cảo Ngọc Ý
Nếu làm một chuyến “oanh tạc” khu người Hoa mà bỏ qua món sủi cảo có lẽ là một thiếu xót lớn. Thèm sủi cảo có lẽ phải đến Hà Tôn Quyền vì từ đầu đường đến cuối đường đâu đâu cũng có bán. Nhưng được lời giới thiệu của dân địa phương, mình được giới thiệu đến quán Ngọc Ý. Mình gọi sủi cảo mì có giá 55K, nước dùng ngọt thanh, bên trong sủi cảo có một ít thịt bầm và một con tôm ăn khá thơm.
10. Chè Cột Điện
Kết thúc khám phá khu người Hoa, tụi mình chọn ăn quán chè cột điện nổi tiếng nhất nhì khu Chợ Lớn. Quán chè nằm trên đường Trần Hưng Đạo B, ngay bên hông cột điện và do gia đình người Hoa bán hơn mấy thập kỉ nên mọi người quen miệng gọi là chè tàu cột điện cho dễ nhớ. Được giới thiệu ba món “best seller” của quán là chè củ năng hột gà, hột gà trà, cao quy linh. Phần chè có lẽ hơi ngọt nên những ai không hảo ngọt sẽ không thích lắm. Còn hột gà trà nghe tên ai cũng nghĩ sẽ khó ăn nhưng lại dễ ăn lắm, nước trà không đắng, mà ngọt dịu ăn kèm với hột gà là đỉnh của đỉnh. Giá chè ở đây hơi nhỉnh hơn những quán khác, dao động tầm 20K đến 35K tùy loại.
Theo Luu Anh Khoa